cảm nghĩ về bác Hồ tring bài thơ cảnh khuya và bài rằm tháng giêng

2 câu trả lời

Rằm tháng Giêng:

Viết về ánh trăng trong bài thơ “Rằm tháng Giêng”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Bài thơ "Rằm tháng Giêng" là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm. Trong bài thơ, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thể hiện rằng, Bác là một người rất yêu thiên nhiên. Trong bức tranh của Bác, dùng điệp từ "xuân" làm nhấn mạnh sức xuân tràn ngập sông, nước, bầu trời. Bài thơ "Rằm tháng giêng" là sự gắn bó, hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước sâu nặng trong con người Hồ Chí Minh, mang chất thi sĩ, chiến sĩ hài hòa, gắn bó và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. 

chúc bạn học tốt 

cho mik xin ctlhn và 5*

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu khi nhân thử xưa cho đến nay. Ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỷ, để mỗi người có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trong như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. Bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến Trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn thế nhưng khi đọc bài thơ cảnh khuya của bác ta vẫn thấy hiện lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bài thơ cho em hiểu rõ hơn về bác, đó là một con người không chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên bài thơ thể hiện một bức tranh.

  Hai câu thơ đầu:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, lời đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần bí của nó. Dưới ngòi bút tinh tế tài ba của bác, thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thần tiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan tỏa, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng soi rọi khắp lối dừng tạo nên một bức tranh phong cảnh vô cùng hấp dẫn. Trăng chiếu vào lá và hoa, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, hoa lan đất nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những  bức tranh lắp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ , trăng tràn vào hoa.

Nếu hai câu thơ đầu nói về cảnh đẹp của chiến khu Việt Bắc thì hai câu thơ cuối nói lên nỗi niềm của bác.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng có thể thấy bác Hồ của chúng ta dỗ bận trăm công nghìn việc nhưng bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả, mà hàng giờ hàng phút bác phải chăn chở suy tư. Từ đây ta nhận thấy bác là một người luôn biết hài hòa giữa công việc với tình yêu thiên nhiên. Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy rằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi lòng khát khao về một đất nước thanh bình. Để ngày ngày con người được sống tự do hạnh phúc .

Nếu trong bài cảnh khuya bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này bác tả cảnh trên sông nước.

 Rằm Xuân lồng lộng Trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Vầng trăng tròn đầy tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời. Vạn vật imap sức Xuân Giao Hòa tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống làm náo nức lòng người điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phối khí thế vui tươi.

Giữa dòng bàn bạc việc Quân

Khuya về bát ngát Trăng Ngân đầy thuyền

Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mù mịt khói sống bác cùng chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn về việc Quân việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn gian khổ . Tuy vậy gian khổ không làm vơi đi cảm xúc thì hướng trong lòng bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh Trăng. Trước đêm trăng đẹp tâm hồn bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà bác muốn coi là một người bạn tri kỷ 

Qua hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng giêng em thấy được bác Hồ là một người rất yêu thiên nhiên và yêu nước . Bác không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà bác còn là một nhà thơ đầy nhiệt huyết đối với thiên nhiên. Qua thơ của bác cho ta thấy thiên nhiên giống như một người bạn. 

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm