“Cảm nghĩ của em về bài bánh trôi nước” ( tự làm nha) giúp mik vs

2 câu trả lời

Bài thơ Bánh trôi nước do nữ sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác để nói về thân phận cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Đọc bài thơ ta thấy cảm thương cho số phận đau khổ nhưng lại cảm phục, trân trọng vẻ đẹp đáng quý mà son sắt thủy chung của họ.Bánh trôi nước là một thứ bánh dân dã, bình dị đã quá quen thuộc gần gũi với người dân lao động. Chọn đề tài này, phải chăng nữ sĩ muốn đề cập đến những con người lao động – những con người phải chịu nhiều sự áp bức trong xã hội dưới tay "Nam Quyền". Chỉ qua việc lựa chọn đề tài, ta đã thấy được tấm lòng của nhà thơ Hồ Xuân Hương, và chúng ta càng trân trọng nữ sĩ cả về tài năng lẫn tấm lòng.Bài thơ trước hết nói về Bánh trôi nước – chiếc bánh trôi được làm bằng bột nếp, trắng, mịn màng, bên trong có nhân đường phèn. Bánh tròn hay méo, rắn hay nát đều phụ thuộc vào "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn". Khi luộc "lúc còn sống" bánh "chìm xuống" nhưng "khi chín" lại "nổi lên". Hình ảnh bánh trôi nước hiện lên xinh xắn, đáng yêu và vô cùng thân quen.Và chiếc Bánh trôi nước còn là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh người phụ nữ hiên lên với vẻ đẹp duyên dáng, mặn mà "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Cụm từ "thân em" mở đầu bài thơ lại gợi nhắc ta nhớ đến những bài ca dao xưa:

Bánh trôi nước  của Hồ Xuân  Hương  là một bài thơ có nội dung sâu sắc và những nét nghệ thuật tiêu biểu của thơ trung đại Việt Nam.Ở bài thơ này Hồ Xuân Hương  đã vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường, sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian. Hồ Xuân Hương sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.Nghĩa tả thực là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng tròn, chìm, nỗi, mộc mạc, nhân đỏ.Đằng sau đó là nghĩa ẩn dụ sâu sắc nói về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ vừa có vẻ đẹp ngoại hình (xinh đẹp), vừa có vẻ đẹp tâm hồn đó là phẩm chất trong trắng, thủy chung sắt son. Tuy vậy họ lại có thân phận chìm nổi, bấp bênh, không được tự quyết định cuộc đời mình.Qua bài thơ, tác giả vừa ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa vừa thương cảm cho số phận chìm nổi của họ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm