2 câu trả lời
Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản. Ngoài ra người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ...
Chúc bạn học tốt ^^
1. Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Các hoạt dộng kinh tế chủ yếu : Trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, khai thác, chế biến lâm sản
- Đặc điểm:
+ Các hoạt động kinh tế hết sức phong phú và đa dạng.
+ Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
+ Mang tính chất tự cung tự cấp, lưu truyền từ đời này sang đời khác.
2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội
- Các điều kiện thuận lợi:
+ Giao thông nối liền các vùng, miền.
+ Điện lực, các công trình thủy điện được xây dựng.
- Sự thay đổi các hoạt động kinh tế:
+ Hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến lương thưc, thực phẩm được đẩy mạnh.
+ Hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới.
+ Xây dựng nhiều khu du lịch, an dưỡng, thể thao (trượt tuyết, leo núi…).
- Hệ quả sự thay đổi:
+ Diện tích rừng sụt giảm, đất đai xói mòn, bạc màu.
+ Môi trường bị ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, nguồn nước,...).
+ Nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc.