Các động vật ở đới lạnh thích nghi như thế nào?
2 câu trả lời
#phongnha5i
Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá .
Các động vật ở đới lạnh thích nghi như thế nào?
→ Các động vật ở đới lạnh thích nghi với nhiệt độ lạnh giá như :
+ Có lớp mỡ dày dự trữ năng lượng để thích nghi với khí hậu lạnh giá (hải cẩu, chim cánh cụt, cá voi, gấu Bắc cực,...)
+ Có lớp lông dày giúp chúng giữ ấm thích nghi với khí hậu lạnh giá (gấu Bắc cực, cáo trắng,....)
+ Có màu da màu trắng vào mùa đông để ẩn nấp kẻ thù (cáo, chồn, cú trắng,...)
+ Có bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt,...)
+ Một số loài có tập tính ngủ đông để dự trữ năng lượng và tránh rét (gấu Bắc cực,...)
+ Một số loài có tập tính sống cùng với bày đàn ( sói trắng, chim cánh cụt,...)
+ Một số loài có tập tính di cư để tránh rét (chim cánh cụt,...)
@𝚅𝚎𝚗𝚗 (◍•ᴗ•◍)