Các biện pháp để tăng sản lượng lương thực thực phẩm khi thực hiện những biện pháp đó cần làm gì để bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái
1 câu trả lời
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG (22/06/2017, 14:47)
I. KHÁI NIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Một số khái niệm
1.1. Môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005).
- Hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (TNTN); bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
Như vậy, môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,... Với nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số m2 nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí...
Môi trường sống của con người thường được phân chia thành:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động và thực vật, đất và nước,... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên,...
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các chức năng chủ yếu sau:
1.1.1. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật (Habitat)
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: Nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, kho tàng, bến cảng,... Trung bình mỗi ngày mỗi người đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng với 2000 - 2400 Calo. Như vậy, chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian sống của xã hội loài người là Trái đất.
Như vậy, môi trường là không gian sống của con người (Hình 1) và có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau: