Các bạn ơi hãy giúp mình với mình đang cần gấp Hãy nêu tình trạng, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục của nạn nhập cư bất hợp pháp của chủ đề liên minh Châu Âu Eu lớp 11

1 câu trả lời

Theo các chuyên gia phân tích, khác với các cuộc khủng hoảng di cư trong lịch sử, làn sóng di cư sang châu Âu hiện nay nhìn bề ngoài có vẻ mang tính đột biến, nhưng thực chất không phải vậy. Bởi nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân không khó nhận biết, dự báo. Trong đó, vấn đề khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông được coi là nguyên nhân trực tiếp (nội tại), còn nguyên nhân sâu xa của nó phải chăng là sự cạnh tranh chiến lược, địa chính trị một cách ích kỷ vì lợi ích riêng của các nước lớn. Không khó để nhận thấy nguyên nhân của vấn đề nếu đặt nó trong chuỗi liên kết biện chứng: Làn sóng di cư - hậu “Mùa xuân A-rập” - “Mùa xuân A-rập”. Và căn nguyên của chuỗi sự kiện trên cũng là căn nguyên của mỗi sự kiện, trong đó có làn sóng di cư. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng di cư biểu hiện rõ nét ở nạn thất nghiệp tràn lan; sự chênh lệch giàu nghèo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội ở các nước khu vực này không ngừng gia tăng. Đặc biệt, sự trì trệ cùng những chính sách quản lý, điều hành hà khắc của chính quyền sở tại (kéo dài trong nhiều năm) khiến dân chúng bất bình. Điều này lý giải vì sao, khó khăn về kinh tế - xã hội ở các quốc gia khu vực Bắc Phi - Trung Đông (thời gian qua) tuy không trầm trọng hơn so với các khu vực đói nghèo khác trên thế giới, nhưng bất ổn chính trị vẫn xảy ra, thậm chí đã tác động làm sụp đổ thể chế chính trị của nhiều nước.

Bên cạnh đó, sự can thiệp của các nước phương Tây núp dưới chiêu bài “cải cách dân chủ” cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khủng hoảng. Thực tiễn cho thấy, các biến động chính trị - xã hội mang tên “Mùa xuân A-rập” (từ cuối năm 2010 tới nay) thực chất là hậu quả việc thực hiện chiến lược “Đề án Trung Đông lớn” của Mỹ. Dưới tác động của “Mùa xuân A-rập”, bạo lực, xung đột đã diễn ra ở nhiều nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông khiến người dân nơi đây phải rời bỏ nhà cửa, đất nước đi lánh nạn, tạo làn sóng di cư ồ ạt sang châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Một nguyên nhân nữa dẫn tới cuộc khủng hoảng là do các nước châu Âu chưa có chính sách thống nhất về giải quyết người tỵ nạn. Nhiều nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng, mặc dù việc gia tăng người di cư vào châu Âu đã diễn ra từ ba năm nay và nhiều nước của châu lục này đã tham gia Công ước quốc tế về người tỵ nạn; thậm chí một số nước trong Liên minh châu Âu còn tham gia Hệ thống Đu-bơ-rin về quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong thực hiện các thủ tục đăng ký tiếp nhận người tỵ nạn, nhưng trước áp lực mạnh mẽ của làn sóng người di cư trong năm 2015, các quốc gia châu Âu đều bị động và có quan điểm, chính sách xử lý rất khác nhau. Do hậu quả của quá trình già hóa dân số, một số nước, trước hết là Đức sẵn sàng tiếp nhận người tỵ nạn, nhằm dễ dàng tuyển chọn nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, những quốc gia khác, như: I-ta-li-a, Hy Lạp và các nước vùng Ban-căng (Xéc-bi-a, Hung-ga-ri, Cô-rát-ti-a) lại không sẵn sàng tiếp nhận do lo ngại về an ninh và khó khăn kinh tế trong nước. Tuy nhiên, dòng người nhập cư muốn đến được các nước có nhu cầu tiếp nhận (để tăng cơ hội có việc làm và điều kiện phúc lợi cao hơn) phải đi qua những nước phản đối chính sách nhập cư. Thay vì thực hiện các quy định trong Hệ thống Đu-bơ-rin, các nước “tuyến đầu” này đã kiên quyết đóng cửa biên giới. Vì thế, tạo cảnh hỗn loạn và bất ổn ngày càng gia tăng, thậm chí nhiều nơi đã xảy ra tình trạng bạo lực. Mặt khác, việc các nước sở tại ngăn chặn trên đường bộ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã thôi thúc người di cư vượt Địa Trung Hải để đến miền đất hứa và các thảm cảnh trên biển đã xảy ra, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Như vậy, do thiếu một chính sách nhất quán trong giải quyết vấn đề người di cư, các nước châu Âu đã làm cho cuộc khủng hoảng vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.

#hackerpro1733X

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

giúp em vs ạ :< Vô cảm là đã không còn tình cảm, không còn cảm xúc, dửng dưng với cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng ta sẽ rơi nước mắt; nhưng vô cảm là ta lạnh nhạt bước đi mà chẳng mảy may thương xót. Buổi sáng đi qua đèn đỏ ngã tư, một đứa bé trần truồng xám ngắt bị bỏ lại bên đường, bên cạnh đó có chiếc ống bơ xin tiền, những ai vô cảm sẽ đi qua mà không chút động lòng. Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống. Bước ra khỏi lũy tre làng, ta dần lãng quên câu “ tối lửa tắt đèn”; nhiều người con vẫn vô tư, vô lo, mải mê với những thú vui mặc lòng trước những nhọc nhằn vì manh áo chén cơm của đấng sinh thành. Xót xa biết nhường nào. Bắt đầu cuộc sống phồn hoa đô thị, lòng người ta bắt đầu đóng khép. Ấy chính là lúc con người vụt nhiên mất đi cái nhìn về tổng thể, về sợi dây ân tình kết nối với cuộc đời để nghiêng hẳn về phía cá nhân vị kỉ, hẹp hòi và bỗng trở thành ích kỉ, vô cảm, vô tâm mà không hề hay biết. ( Sưu tầm) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích? Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả viết:“Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống.” Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề: Để cuộc sống vơi dần sự vô cảm. Viết từ 5 - 8 dòng.

3 lượt xem
1 đáp án
16 giờ trước