C1.Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu vai trò của Lê Lợi và nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn C2.Trình bày 1 số thành tựu của thời Lê Sơn trong các lĩnh vực : kinh tế,luật pháp,giáo dục,khoa học,nghệ thuật

2 câu trả lời

câu 1

1) Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong hoàn cảnh:

-Năm 1406, nhà Minh xâm lược nước ta.

-Tháng 6/1407,kháng chiến nhà Hồ thất bại

2) Vai trò cảu Lê Lợi:

-Lãnh đạo quân ta chiến đấu chống quân Minh xâm lược

câu2

* Nông nghiệp

- Nhà Lê có nhiều chính sách để khôi phục sản xuất

- Tăng cường pháp luật bảo vệ nông nghiệp

-> Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển

* Thủ công nghiệp:

- Nhiều nghề thủ công truyền thống trong nhân dân phát triển mạnh

=> Xuất hiện nhiều làng nghề, phường nghề

mong bn cho mình hay nhất

Câu `1,` 

`-` Hoàn cảnh nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

`+,` Sau khi nhà Hồ thất bại trong việc chống lại cuộc xâm lược của quân Minh thì chúng đã thiết lập chính quyền thống trị trên khắp đất nước ta.

`+,` Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi (một hào trưởng uy tín ở vùng Lam Sơn) đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

`=>` Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

`-` Vai trò của Lê Lợi và nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

`+,` Lê lợi:

`->` Chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

`->` Bằng những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, Lê Lợi đã đánh tan quân xâm lược Minh từ một cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước.

`+,` Nhân dân:

`->` Không phân biệt nam nữ, già trẻ đều đồng lòng, đoàn kết với nhau hăng hái tham gia đánh giặc.

`->` Gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân,...

`C2,` Một số thành tựu thời Lê sơ trong các lĩnh vực:

`-` Kinh tế: 

`**` Nông nghiệp:

`+,` Cho `25` vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, thay phiên nhau về quê sản xuất.

`+` Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

`+` Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

`+` Định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã (phép quân điền).

`+` Cấm giết hại trâu, bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.

`**` Thủ công nghiệp:

`+` Các ngành nghề thủ công rất phát triển như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm,...

`+` Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.

`**` Thương nghiệp:

`+` Duy trì buôn bán với nước ngoài.

`+` Mở rộng cửa khẩu buôn bán với các nước láng giềng.

`+` Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

`-` Luật pháp:

`+,` Dưới thời vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.

`+,` Nội dung chính của Luật Hồng Đức:

  `.` Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

  `.` Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

  `.` Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

  `.` Khuyến khích phát triển kinh tế.

  `.` Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

  `.` Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

`-` Giáo dục:

`+,` Cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long.

`+,` Mở trường đại học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi.

`+,` Nho giáo chiếm địa vị độc tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

`-` Khoa học `-` nghệ thuật:

`+,` Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo,... được phục hồi và nhanh chóng phát triển.

`+,` Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tinh tế và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh,...

`+,` Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm