C1:đặc điểm vị trí địa lý ở đới nóng? C2:đặc điểm vị trí để địa lý khí hậu của môi trường xích đạo ẩm nhiệt đới gió mùa? C3:bài 10: dân số, sức ép dân số tới tài nguyên môi trường C4:bài 3 quần cư đô thị hóa C5:Cách tính mật độ dân số C6:cách vẽ biểu đồ hình cột
1 câu trả lời
C1: Đặc điểm vị trí: từ đường chí tuyến Bắc (23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam (23 độ 27' Nam), kéo dài liên tục từ Tây sang Đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.
C2:
- Vị trí của môi trường xích đạo ẩm: nằm trong khoảng vĩ tuyến 5oB - 5oN (dọc 2 bên đường xích đạo)
Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%, biên độ nhiệt giữa tháng thấp nhất và cao nhất rất nhỏ (30C), lượng mưa trung bình năm lớn, lượng mưa nhiều nhất ở xích đạo và giảm dần về hai cực.
- Vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa: chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á.
Khí hậu: nhiệt độ trung bình trên 20°C. Mưa trung bình trên 1500mm. Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt...
C3: Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch
C4: - Quần cư là dân cư sống quây tụ lại ở 1 nơi, 1 vùng. Có 2 kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.
C5: Cách tính mật độ dân số: số dân/diện tích đất.
+ Đơn vị diện tích đất là ki lô mét vuông, có thể sử dụng mét vuông nếu khu vực cần tính khá nhỏ.
+ Đơn vị của mật độ dân số là người/đơn vị diện tích, ví dụ 2000 người/kilômét vuông.\
C6: Cách vẽ biểu đồ hình cột
Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ
- Quan sát bảng số liệu để tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất (nếu âm) để xây dựng hệ trục tọa độ.
- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lí: chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.
Bước 2: Vẽ biểu đồ
- Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau.
- Không tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu nếu không có yêu cầu.
- Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 0,5-1,0 cm (trừ biểu đồ lượng mưa).
- Khoảng cách năm phải chính xác (nếu là các địa điểm phải đều nhau).
- Độ rộng các cột phải đều nhau.
- Không dùng các nét "-------" để nối sang trục tung (gây rườm rà, cột sẽ bị cắt)
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Viết số liệu trên đỉnh cột, trong cột (nếu là cột chồng).
- Viết đơn vị vào trục tung và trục hoành.
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.