C1: phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Giải thích vì sao trên ôtô xe máy người ta lặp gương cầu lồi ở phía trước mà không phải là gương phẳng? C2: tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến tường để ta có thể nghe được tiếng vang? C3: âm có thể truyền qua những môi trường nào và không thể truyền qua những môi trường nào? Trong khi lan truyền động to của âm thay đổi như thế nào? C4: so sánh vận tốc truyền âm của chất lỏng, rắn,khí Mọi người giúp mình nhé mai thi rồi

2 câu trả lời

c1:

- Định luật phản xạ ánh sáng:

+Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

- trên ôtô xe máy người ta lặp gương cầu lồi ở phía trước mà không phải là gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng nên khi lắp gương cầu lồi thì người lái xe sẽ quan sát được nhiều hơn và lái xe dễ dàng, an toàn hơn.

c2: khoảng thời gian để người nói nghe được âm phản xạ là: \(\frac{1}{{15}}\)s

khoảng cách nhỏ nhất: \(s = \frac{1}{2}vt = \frac{1}{2}.340.\frac{1}{{15}} = 11,3m\)

c3:

âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. Âm không truyền được trong môi trường chân không

trong khi lan truyền độ to của âm nhỏ dần rồi mất hẳn

c4:

vận tốc truyền âm của chất rắn lớn hơn chất lỏng lớn hơn chất khí (chất rắn>chất lỏng>chất khí)

C1:Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới.
      Trên ôtô, xe máy nguời ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng do gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng, như vậy người lái xe có thể quan sát được vùng nhìn thấy rộng hơn như vậy lái xe đảm bảo an toàn hơn.

C2:

Ta có : Để nghe được  tiếng vang thì âm phản xạ phải cách âm trực tiếp ít nhất một khoảng là 1/15s
=> Khoảng cách ít nhất từ người nói đến bức tường ít nhất một khoảng là:
   2S=v.t=340.1/15=22,7(m)
=>S=22,7:2=11,3(m)
Vậy khoảng cách từ người nói ít nhất một khoảng bằng 11,3m

C3:

    Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. Âm không truyền được trong môi trường chân không.
   Trong khi lan truyền độ to sẽ bé dần rồi biến mất
C4:
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng,vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.