BT1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ.” (Ngữ Văn 7 – Tập 1 ) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính và nhân vật chính của văn bản chứa đoạn trích trên? Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 4: Giải thích nhan đề “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Câu 3: Nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người. Trình bày bằng đoạn văn 8-10 câu.

2 câu trả lời

Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

-> Cuộc chia tay của những con búp bê ( Khánh Hoài)

Nêu phương thức biểu đạt chính và nhân vật chính của văn bản chứa đoạn trích trên?

- PTBĐ: tự sự

- NV CHÍNH: Thủy, Thành

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

-> Cảnh chia đồ chơi khi chuẩn bị chia tay của Thủy và Thành qua đó thấy đc sự luyến tiếc, yêu thương em, nhường đồ chơi cho em của Thành.

Giải thích nhan đề “Cuộc chia tay của những con búp bê”?

-> mượn hình ảnh đồ chơi -> nói lên tâm trạng đau buồn của con người khi bị chia ly. cách ẩn dụ này sẽ giúp cho nhan đề thêm hấp dẫn và lôi cuốn, tạo mạch cảm xúc cho người đọc

Nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người. Trình bày bằng đoạn văn 8-10 câu.

 bài làm:

Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Sự động viên khích lệ ấy cho ta những thành quả, thành công trong cuộc sống. Là chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người. Tình cảm gia đình có thể  là tình cảm giữa cha và con, tình cảm giữa mẹ và con, tình cảm giữa anh ,chị ,em trong gia đình, tình cảm giữa ông bà nội , ngoại và các cháu. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Vì vậy người ta thường có câu: Gia đình chính là gốc rễ hình thành nên tính cách con người ta phải trân quý và giữ gìn gốc rễ ấy. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Chúng ta phải biết yêu quý, trân trọng để giúp cội nguồn ấy đẹp hơn trong mắt ta cũng như trong mắt mọi người.

chúc bn học tốt cho mik ctrlhn nhé ^^

câu 1 : từ tác phẩm cuộc chia tay của những coi búp bê của tác giả Khánh Hoài

câu 2 : ptbđ chính là tự sự, nhân vật chính là thành và thủy

câu 3 : nội dung là kể lại cuộc chia tay của bố mẹ thành và thủy dẫn đến anh em chia tay cũng như 2 con búp bê

 câu 4: bài làm: Gia đình là gì? Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh sống của mọi thành viên dưới một mái nhà. Ở đó có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, có tiếng cười của những đứa trẻ hay sự đồng cảm chia sẻ giữa mọi người. Đối với trẻ thơ, gia đình không chỉ là nơi được sống trong hạnh phúc mà đó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, giúp chúng hoàn thiện bản thân cả về tư duy lẫn nhân cách. Có những người cha, người mẹ đang tận tụy xây đắp tổ ấm của mình bằng cách yêu thương lẫn nhau, luôn giữ được hơi ấm cho ngôi nhà. Họ cùng tạo ra  một môi trường tốt để nuôi dạy con theo định hướng tích cực. Trong gia đình trẻ em luôn là nơi bắt nguồn những tiếng cười bởi nét hồn nhiên ngây thơ của một tâm hồn non nớt, trong sáng. Bởi vậy chúng luôn được chăm sóc và bảo vệ, giáo dục một cách thích hợp để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, với tính cách, sở trường của chúng. Nếu như mẹ là người luôn dành cho những đứa con của mình lời yêu thương, sự chăm sóc tỉ mỉ, ân cần và dịu dàng thì bố lại là người thầy mang đến những bài học quý giá từ cuộc sống ngay trong chính sự nghiêm khắc. Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế mà những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí. Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã. Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích lí thú, tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước. Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc.