Bộ phận cây trồng bị thối là do nguyên nhân nào

2 câu trả lời

 Các bệnh gây thối rễ và thân cây trồng là do các tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất, gây thiệt hại năng suất nghiêm trọng. Sự tích lũy nguồn bệnh ngày càng trầm trọng khi nông dân chuyên canh cây trồng, đất thoát nước kém và bị chua, cây giống không sạch bệnh và khí hậu nhiệt đới luôn ẩm ướt cũng là một điều kiện dễ gây bệnh.

Cách khắc phục:

- Luân canh với cây lúa nước là một biện pháp khả thi nhất. Vì đất trồng lúa bị ngập nước trong một thời gian dài sẽ làm cho các hạch nấm trong đất bị tiêu diệt, các loài vi khuẩn, tuyến trùng cũng bị hạn chế tối đa.

- Xử lý hạt hoặc rễ cây con bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo trồng.

- Bón lót phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh để đất trồng được tơi xốp, vi sinh vật có ích sẽ được gia tăng và phát huy tác dụng.

- Không lạm dụng phân bón hóa học khi cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Việc lạm dụng phân hóa học bón cho cây không chỉ làm cho sản phẩm bị ô nhiễm, chất lượng mẫu mã không cao mà còn làm cho đất trồng ngày càng bị chua, kim loại nặng tăng dẫn đến các loài vi sinh vật hại sẽ có điều kiện tích lũy và gia tăng số lượng, gây hại cây trồng thường xuyên hơn.

- Việc làm đất trước khi trồng cây là một biện pháp bắt buộc. Cày bừa hoặc xới đất, lên luống cao sẽ làm cho tầng canh tác đất thông thoáng, rễ cây phát triển được rộng dài. Mặt khác, môi trường đất thông thoáng có ô xi thì các vi sinh vật có hại trong đất không có điều kiện phát sinh gây hại rễ, thân cây trồng.

- Sử dụng các giống cây trồng tiến bộ có khả năng kháng nhiều loài sâu bệnh là một biện pháp cũng rất hữu ích để giảm thiểu lượng sâu bệnh hại. Các giống cây trồng có thân, rễ khỏe, cứng chắc sẽ ít khi bị nấm và vi khuẩn hay tuyến trùng trong đất tấn công.

- Bổ sung các dòng nấm có ích như nấm cộng sinh, nấm đối kháng vào vùng rễ cây trồng để ngăn cản vi sinh vật có hại phát sinh đồng thời kích thích được rễ cây trồng phát triển mạnh và hút dinh dưỡng nhiều hơn.

Bộ phận cây trồng bị thối do nguyên nhân: vi khuẩn, vi rút, nấm