Biểu cảm một cảnh đẹp quê hương.

2 câu trả lời

                                                     Bài làm

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Từ dãy Trường Sơn hùng vĩ những cánh rừng đại ngàn xanh tốt. Đến biển Của Tùng đêm ngày sống vỗ mênh mang. Nhưng có lẽ cảnh đẹp gần gủi, thân thương nhất vẫn là cánh đồng quê vào những ngày mùa.

Mùa xuân đã đi qua, lúa xanh thì con gái căng đầy nhựa sống, đã chuyển sang màu vàng chanh rồi vàng ươm. Cánh đồng làng em thẳng cánh cò bay, rộng mênh mông xa tít chẳng thấy bờ. Sáng sớm khi ông mặt trờ thức dậy, rải những tia nắng ban mai xuống cánh đồng. làm những giọt sương long lanh trên lá lúa như những hạt kim cương.

Mới mờ sáng, trên các thửa ruộng nón trắng nhấp nhô. Tiếng nói cười râm ran của các bác nông dân gặt lúa là xao động cả cánh đông. Tiếng máy nổ giòn rồi nhả ra vô số hạt vàng căng tròn. Ai ai cũng hớn hở vui mừng bởi mù màng bội thu.

Trên bờ ruộng, những chú cò trắng muốt vểnh tai nghe ngóng những âm thanh rộn rả, những chú trâu béo mộng , có bộ lộng đen nhức đang chén những khóm cỏ ngon lành ở gốc ruộng mới gặt, ngửa mặt lên trời cười thích chí. Ở các chân ruộng chưa gặt các khóm lúa chín vàng tựa đầu vào nhau cùng cất tiếng hát vào mùa. Cả cánh đồng nhuộm một màu vàng trù phú, ấm no.

Ánh nắng chói cháng toả xuống làm cả cánh đồng rực sáng. Màu nón trắng, màu lúa vàng, màu cỏ xanh hoà quyện đan xen vào nhau tạc nên một bức tranh thiên nhiên gần gũi và thơ mộng. Đi giữa cánh đồng ngắm nhìn cảnh đẹp, hít thở mùi thơm của lúa chín, mùi bùn đất, mùi cỏ dại. Sao mà thích đến thế. Một cảm giác dễ chịu và êm ái làm sao.

Phải chăng nơi đó đã thấm đẫm bao giọt mồ hôi nhọc nhằn của bố mẹ. để làm ra hạt gạo nuôi em khôn lớn thành người. Mai ngày có đi bốn phương trời thì quê hương và cánh đồng làng vẫn luôn là hình ảnh thân thương không thể phai nhoà ttrong kí ức tuổi thơ em.

@duongcv0304

#HD247

Yêu mảnh đất này là vì nơi đây sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn bằng những thứ dân giả thường có. Hơi thở, cuộc sống nơi đây nuôi tôi khôn lớn. Tôi có cái ăn là nhờ những cây lúa được trồng chốn này, cái cái học cũng là nhờ những cánh đồng lúa đó vì ba mẹ tôi làm nông để sinh sống và nuôi hai anh em chúng tôi.
Quê tôi dạy cho tôi cách làm người lương thiện, cách nhẫn nại của một con người. Người dân quê tôi họ có ý chí, có ‘sức chịu đựng’ trước những khó khăn thiên nhiên gây ra cho họ.
Họ chỉ biết sống và làm việc; không sân si, toan tính điều gì. Họ sống với cái tâm thánh thiện của mình. Họ không cố chạy những lợi nhuận lớn trước mắt mà bỏ mặc cái ông cha truyền dạy. Có người vẫn theo làm thợ mộc mặc dù phải kì công, tỉ mỉ từng li từng tí; có gia đình từ đời ông bà đến đời con, cháu họ vẫn theo nghề dệt nón;…
Những thảm họa của thiên nhiên không làm họ nhụt chí. Họ vẫn ở đó, vẫn làm việc, vẫn gồng mình chống lại các thiên tai, bão lụt.
Người dân quê tôi sống một cuộc sống rất mực tình cảm. Họ luôn quan tâm nhau giữa gia đình, làng xóm láng giềng với nhau. Khó khăn của một gia đình cũng như khó khăn chung của một tập thể vì thế họ luôn giúp đỡ nhau trong đời sống, công việc.
Tôi luôn quan niệm rằng: con người thay đổi quê hương chứ quê hương không thay đổi một con người. Vì thế những khó khăn ở quê tôi không làm chúng tôi(những người con, người cháu được sinh ra trên mảnh đất này) cảm thấy bị bất tài trước hoàn cảnh
Là một người con ở quê hương này tôi đã và đang cố gắng học thật chăm ngoan vì biết đâu chính tôi có thể góp một phần vào sự phát triển của quê hương. Như nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nói: