biểu cảm mở bài về con chó nha giúp tui đi chép mạng = xóa ai trả lời đc 30 diểm ai hay đc 60 điểm

2 câu trả lời

Một tiếng "Gâu, Gâu",là em biết ngay l có người đến.Mà người thông báo cho em không ai khác chính là chú chó yêu dấu của em


Biểu cảm về con chó nhà em. – Trong các loài gia súc thì chó được coi là loài động vật phổ biến và được yêu thích nhất. Ở miền quê, hầu như gia đình nào cũng nuôi ít nhất một con chó bởi sự trung thành và hữu ích của nó.


Chó là loài động vật khá thông minh và gần gũi với con người. Tôi không biết ở thành phố, người ta nuôi chó cảnh vì nó đáng yêu, xinh đẹp hay thế nào nhưng đối với nông thôn, việc nuôi một con chó đơn giản cũng chỉ vì nó dễ nuôi và có khả năng trông nhà. Chó vốn dĩ có cái mũi và đôi tai rất thính. Bởi thế mà những chú chó nghiệp vụ đã giúp công an tìm được tội phạm một cách nhanh chóng. Đôi mắt chúng sang và tinh anh. Dù trời tối, chú vẫn nhìn rõ được mọi vật và trông nhà rất cẩn thận. Thế nên không một tên trộm nào có thể qua mắt chúng được. Chỉ cần một tiếng động nhỏ, chúng cũng phát hiện ra và dùng đôi mắt sáng quắc liếc nhìn tứ phía để tìm ra kẻ xấu. Chó đặc biệt trung thành và bảo vệ chủ rất cẩn thận. Nó miệt mài thức đêm để canh cho con người có được một giấc ngủ yên bình.


Nhà tôi có nuôi một chú chó từ ba năm trước. Tôi gọi nó với cái tên dễ thương là Mun. Mun có bộ lông vàng óng, thân hình khá cao và to vì nó được lai từ cho ta và chó béc. Hai cái tai chú nhọn hoắt, vểnh lên như tai thỏ trông đáng yêu lắm. Mun khá là khôn, mỗi lần tôi đi học về, chỉ cần nghe tiếng từ đầu cổng nó đã rối rít chạy ra mừng. Cái đuôi nghoe nguẩy, vẫy tíu tít, rồi thỉnh thoảng lại nhảy rú lên ôm chầm chân tôi. Chỉ khi tôi lấy tay xoa đầu nó mới chịu thôi và chạy theo tôi vào nhà. Tôi còn nhớ, có lần không biết chú làm gì mà bị bố tôi mắng. Mun lủi thủi đi ra một góc sân nằm và kêu vào ăn cơm chú cũng không ăn. Tôi còn thấy vành lông quanh mắt chú ươn ướt. Có lẽ, Mun đã khóc vì bị mắng. Tôi đến cạnh chú, vừa vuốt ve vừa nựng nọt chú mới chịu ăn rồi chơi đùa. Lúc đó tôi thấy Mun không khác gì một đứa trẻ, nũng nịu để được dỗ dành.


Chó không chỉ giúp coi nhà mà nó còn là người bạn thân thiết của mỗi gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ như tôi. Tôi coi Mun như một người bạn. Có những chuyện buồn hay vui tôi đều tâm sự với nó mặc dù tôi biết nó chẳng hiểu tôi đang nói cái gì. Những lần bị bố mắng, tôi không biết làm gì cả, liền chạy ra gốc cây khế trong vườn ngồi khóc. Mun chạy theo, híc híc mũi vào tay tôi. Tôi vừa vuốt ve bộ lông óng mượt của nó, vừa nói chuyện như hai người bạn. Tuy nó không hiểu nhưng được nói ra những nỗi niềm trong lòng, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn hẳn. Có lúc, tôi cảm thấy biết ơn vì có Mun bên cạnh, cùng vui đùa, cùng nghe tôi trò chuyện và giãi bày. Thỉnh thoảng, tôi lại tắm cho Mun, nó có vẻ thích lắm. Cho sữa tắm lên bộ lông, tôi gãi nhẹ nhàng, nó ngửa mặt nhìn tôi tỏ vẻ khoái chí. Thỉnh thoảng lại quay sang liếm láp tay tôi bằng cái lưỡi nhỏ nhắn, hồng hào.


Mun có khá nhiều bạn. Hàng xóm tôi nhà nào cũng nuôi chó. Mỗi buổi chiều, các nhà lại mở cổng cho chúng ra đường đi chơi. Nhìn lũ chó chạy nhảy, nô đùa chẳng khác gì đám con nít. Đang vui vẻ cùng nhau, lại có vài con không hiểu vì chuyện gì mà quay sang cắn nhau kêu vang cả trời. Hết gầm gừ, chúng lại lè lưỡi nô đùa tiếp. Những chú chó làm cho bầu không khí làng quê thêm phần náo nhiệt, vui nhộn. Chúng cùng lũ trẻ con trong xóm chơi đùa với nhau như một đám bạn thân thiết.


Chó là loài động vật thân thiết nhất với mọi nhà. Dù ở nông thôn hay thành thị, chó cũng nhận được sự yêu quý của mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ. Và tôi yêu Mun như yêu một người bạn thân thiết của mình. Tôi sẽ chăm sóc nó thật tốt để nó lớn nhanh, khỏe mạnh và bên cạnh tôi mãi.


$\text{#Kevin}$





Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bây giờ ai ai cũng bận sắm sửa chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm. Tết ngày nay không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của quá khứ. Tết ngày xưa là dịp được hội ngộ với bà con, bạn bè đã lâu không gặp, để rồi tay bắt mặt mừng, cùng ngồi xuống, hàn huyên kể cho nhau nghe về một năm đã qua. Thời của ông bà, bố mẹ chúng tôi, nhắc đến Tết là nhắc đến tiếng pháo nổ đôm đốp giòn tan trước cửa nhà nhà ngày đầu năm, nhắc đến những lúc cả nhà cùng nhau gói bánh, ngồi canh bếp lửa và hàn huyên đủ thứ chuyện bên nồi bánh chưng. Tuy một vài trong những đặc trưng Tết này đã không còn nhưng mỗi khi nhắc lại, không một ai là không bồi hồi nhung nhớ về một thời đã qua. Háo hức nhất vẫn là lũ trẻ con chúng mình. Chỉ khi Tết đến, mới có lý do chính đáng để xin bố mẹ sắm đồ mới, được đi du xuân, thăm chúc Tết họ hàng cùng bố mẹ và nhận những bao lì xì mừng tuổi đỏ chót. Tết ngày nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch. Những bao lì xì, những bộ đồ mới vẫn khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm đáng kể bởi các em không còn thiếu thốn như xưa. Tết nay cũng không còn mấy gia đình tự làm bánh chưng nữa mà chủ yếu là đi mua ngoài hàng, vừa tiện lại có nhiều mẫu mã lựa chọn. Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa nữa. Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả như món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm học tập và làm việc căng thẳng. Nhiều người cảm thấy không còn sự hào hứng, đón chờ Tết như ngày xưa nữa. Vì đã trưởng thành hay Tết đang nhạt dần? Tôi cũng chẳng rõ nữa. Đấy còn tùy vào cái nhìn và cách cảm nhận của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn háo hức mong chờ Tết, để đêm 30 lại cùng cả nhà xem Táo Quân, để được sum họp cùng gia đình và để được trao nhau những yêu thương ngọt ngào không bao giờ dứt. Cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển, ngày Tết cũng vì thế mà có không ít sự thay đổi. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn luôn ghi nhớ, hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi người. (Theo nguồn Internet) Câu 1: Xác định kiểu bài và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

7 lượt xem
2 đáp án
18 giờ trước