bạn nào bt take note môn văn 7 bài "Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG " ko giúp mik đi

1 câu trả lời

                                                       Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

I. Tìm hiểu chung

1, Tác giả

`-` Hoài Thanh (1909 - 1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên

`-` Quê : Nghi Trung, Nghi Lộc,Nghệ An

`-` Là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

`-` Tác phẩm nổi tiếng : "Thi nhân Việt Nam" (1942)

2, Tác phẩm

`a,` Xuất xứ :

`-` Viết năm 1936, in trong tập "Văn chương và hành động ", sau này NXB Giáo dục Hà Nội đã đưa văn bản vào trong cuốn "Bình luận văn chương", xuất bản năm 1998.

`-` Văn bản có lần in lại đã đổi nhan đề thành "Ý nghĩa và công dụng của văn chương".

`b,` PTBĐ chính : nghị luận

`-` Thể loại: Nghị luận văn chương.

`-` Vấn đề nghị luận : ý nghĩa và công dụng của văn chương.

`c,` Từ khó :

`-` Văn chương :

`+` Nghĩa rộng : bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học,...

`+` Nghĩa hẹp : là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ.

`+` Nghĩa hẹp hơn : là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn.

`d,` Bố cục       (3 phần)

`-`  Phần 1 : Đặt vấn đề : Từ đầu đến "muôn vật, muôn loài" : Nguồn gốc của  văn chương

`-` Phần 2 : Giải quyết vấn đề : Tiếp đến "quá đáng " : nhiệm vụ, công dụng của văn chương.

`-` Phần 3 : Kết thúc vấn đề : Còn lại : khẳng định giá trị của văn chương.

II, Đọc - hiểu văn bản

1, Đặt vấn đề : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

`-` Mượn câu chuyện đời xưa để đặt ra vấn đề nguồn gốc của văn chương.

`-` Văn chương :

`+` Thực sự chỉ xuất hiện khi người cầm bút có cảm xúc mãnh liệt trước một tình cảnh hay hiện tượng nào đó trong cuộc sống.

`+` Là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương.

`-` Theo Hoài Thanh : "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật,muôn loài"

`->` Tình thương chính là nguồn gốc của văn chương.

`=>` Cách đưa vào đề : tự nhiên, hấp dẫn, xúc động và bất ngờ.

`-` Văn chương bắt nguồn từ lao động 

`-` Văn chương bắt nguồn từ thực tế đấu tranh, bảo vệ tổ quốc.

`-` Văn chương bắt nguồn từ đời sống văn hóa, lễ hội, trò chơi của trẻ nhỏ.

`-` Văn chương bắt nguồn từ lòng thương

`=>` Các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa làm cho quan niệm về nguồn gốc của văn chương được đầy đủ, toàn diện hơn.

2, Giải quyết vấn đề : nhiệm vụ, công dụng của văn chương

`a,` Nhiệm vụ của văn chương

`-` Phản ánh cuộc sống đa dạng, phong phú, muôn màu, muôn vẻ.

`-` Hình dung, tái hiện, phản ánh cuộc sống của văn chương vô cùng phong phú, muôn hình vạn trạng.

`->` Qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống vượt xa trên thực tế, đẹp hơn cuộc đời thực tại.

`b,` Công dụng của văn chương

`-` Giúp cho tình cảm, gợi lòng vị tha

`->` Văn chương bồi đắp tâm hồn con người, giúp con người hoàn thiện nhân cách và biết sống vì người khác hơn.

`-` Gây cho ta những tình cảm ta không có :

`->` Nhen nhóm, khơi gợi, làm nảy nở, tạo ra những tình cảm mới.

`-` Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có :

`->` bồi bổ, làm phong phú, tinh tế, sâu sắc hơn những tình cảm ta đã có.

`-` Văn chương làm đẹp, làm hay những thứ bình thường :

`->` Giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh.

`@` Nghệ thuật lập luận : theo lối diễn dịch, nêu luận điểm,rồi đưa lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh luận điểm.

3, Kết thúc vấn đề : Giá trị, ý nghĩa của văn chương

Trích "Nếu trong kho lịch sử loài người.....thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến mực nào!"

`-` Lập luận theo lối giả định : Nếu.... thì....

`-` Câu cảm thán : Nêu giả định - hệ quả `->` khẳng định

`-` Khẳng định vai trò kì diệu của văn nghệ sĩ

`-` Nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương

`-` Nhắc nhở, biết ơn các nhà văn, quý trọng các tác phẩm văn chương.

III, Tổng kết

1, Nội dung

`-` Nguồn gốc : là tình cảm, là lòng vị tha.

`-` Nhiệm vụ : phản ánh sự sống và sáng tạo ra sự sống.

`-` Công dụng : Bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người; giúp con người ta cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống.

`-` Giá trị : quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

2, Nghệ thuật 

`-` Lời văn giàu hình ảnh, kết hợp với lí lẽ, cảm xúc.

`-` Luận điểm rõ ràng ; dẫn chứng , lí lẽ minh bạch, thuyết phục

`-` Cách nêu dẫn chứng đa dạng.

HỌC TỐT!~~