Bài viết số 1, Ngữ Văn 7, Đề 1 và đề 2 Giúp mk với mn ơi
2 câu trả lời
Dàn ý:
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (cảm động, buồn cười) em gặp ở trường:
* Mở bài: giới thiệu về câu chuyện mà em định kể (câu chuyện cảm động về một em bé khuyết tật).
* Thân bài:
- Kế lại hoàn cảnh xảy ra chuyện: Chiều nay, trên đường đi học về.
- Kể lại chi tiết câu chuyện:
+, Em nhìn thấy cậu bé bị khuyết một bên chân đi lại khó khăn, trang phục…
+, Cậu loay hoay sang đường
+, Em đã giúp cậu bé qua đường
+, Cậu bé cảm ơn em
* Kết bài: Cảm nhận như thế nào về việc hôm này làm.
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự như “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ” theo những ngôi kể khác nhau.
* Mở bài: giới thiệu, tưởng tượng câu chuyện định kể (“Lượm” hay “Đêm nay Bác không ngủ”). Kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba.
* Thân bài: Kể lần lượt các chi tiết:
- “Lượm”:
+, Chi tiết người chú gặp Lượm
+, Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách của Lượm
+, Chi tiết Lượm đi chuyển thư
+, Lượm hi sinh.
- “Đêm nay Bác không ngủ”:
+, Kể lần lượt 3 lần thức dậy.
Sau đó suy nghĩ của người kể về Lượm hoặc về Bác Hồ.
*Kết bài:
Tưởng tượng một kết thúc của câu chuyện (Sau ngày giải phóng, chú về thăm mộ của Lượm, anh bộ đội đi làm với Bác).
Đề 1:
1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em dự dịnh kể (đó là câu chuyện gì? về ai? hoặc về cái gì?).
2. Thân bài:
- Kể lại hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm, ...)
- Kể lại các chi tiết về câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc)
- Câu chuyện hôm đó đã khiến chúng em ... (cảm động hay buồn cười).
3. Kết bài: Suy nghĩ của em qua câu chuyện đó.
Đề 2:
1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em chọn kể (Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) và xác định ngôi kể (ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba).
2. Thân bài:
- Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú gặp Lượm.
- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,...
b. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện (VD: Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.)