Bài viết báo cáo địa lý 11 bài 4 Hicccc giúp tui với ?
1 câu trả lời
“Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển”
Toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
1. Trước hết là những cơ hội lớn do toàn cầu hóa mang lại. Quá trình toàn cầu hóa ở gắn liền với sự liên kết khu vực, hình thành nhiều tổ chức kinh tế - chính trị- xã hội như Liên minh châu Âu EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, WTO…đã thúc đẩy tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
VD.
- Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức liên kết kinh tế khác như APEC, TPP, ASEAN… đã giúp mở rộng thị trường buôn bán của nước ta với các nước trên thế giới, thúc đẩy ngoại thương phát triển
- ASEAN đã và đang thực hiện chính sách miễn giảm thuế giữa các nước thành viên, điều này thúc đẩy sự hợp tác cạnh tranh trong buôn bán giữa các nước, là cơ hội để hàng hóa các nước có điều kiện tiếp cận dễ dàng với người tiêu dùng hơn.
2. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước. Là cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
VD. Các công ty xuyên quốc gia tham gia đầu tư và đặt nhà máy sản xuất ở các nước đang phát triển, điều này đã góp phần chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy công nghiệp hóa, tạo nhiều việc làm cho lao động
3. Bên cạnh nhiều cơ hội quan trọng là những thách thức mà chúng ta cần nhìn nhận. - Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học,…
- Chênh lệch sâu sắc về trình độ phát triển kinh tế và đời sống giữa các nhóm nước. Xuất hiện nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lũng loạn thị trường toàn cầu. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác.
- Toàn cầu hóa mở rộng và du nhập các nền văn hóa khác nhau, con người có nhu cầu hưởng thụ nhiều hơn, mới mẻ hơn. Điều này đã làm cho các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
- Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.