. Bài ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 20 Cầu vồng Buổi sáng, Bé ra vườn chơi. Trên nụ hồng có con cào cào đang đậu. Nó nhấm nháp cánh hồng non. Bé rón rén lại gần, nhón tay bắt con cào cào. Bé định vặt hai càng của nó, giống như bọn thằng Sang hay nghịch ác. Nhưng thấy con cào cào xinh quá, Bé không nỡ. Tha cho nó nhởn nhơ chơi trong cỏ cây. Bé vung tay ném con cào cào đi. Thật bất ngờ, con cào cào xoè cánh bay. Ban nãy xanh là thế, bây giờ nó mới để lộ ra chiếc áo lụa trong suốt màu đỏ thắm sáng bừng lên trong nắng. Một màu đỏ tía pha vàng da cam đẹp lạ lùng chấp chới trước mặt Bé, vạch một đường vòng cung y hệt chiếc cầu vồng kì lạ. Ngẩn ngơ nhìn theo, Bé xúc động quá. Con cào cào gửi lại niềm vui đỏ thắm cho Bé đấy! Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 1. Khi ra vườn chơi Bé thấy gì trên nụ hồng? a. Cầu vồng b. Nụ hồng nở c. Con cào cào 2. Bắt được con cào cào xinh xắn Bé đã làm gi? a. Vặt hai càng của nó đi b. Thả cho nó bay đi c. Giữ lại để chơi 3. Cầu vồng được nói trong bài là: a. Con cào cào b. Cầu vồng thường thấy sau cơn mưa c. Do Bé tưởng tưởng ra khi nhìn con cào cào bay 4. Những cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau? a. niềm vui – nỗi buồn b. trong suốt – đục ngầu c. rón rén – chậm chạp 5. Câu “Thật bất ngờ, con cào cào xoè cánh bay.” thuộc kiểu câu nào? a. Ai (cái gì, con gì) là gì? b. Ai (cái gì, con gì) làm gì? c. Ai (cái gì, con gì) thế nào? 6. Điền vào chỗ chấm a. dây hay giây? căng ……… đàn lên ……… cót đồng hồ ……… phút thiêng liêng chỉ trong ……… lát đường ……… điện em chơi nhảy ……… b. oe hay eo? nắng h…… vàng mắt em bé tròn x…… chim chích ch…… kh…… tay hay làm bà em vẫn kh…… bé tập múa x…… 7. Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong khổ thơ dưới đây. Bàng xòe những lá non Xoan rắc hoa tím ngát Đậu nảy mầm ngơ ngác Nhìn hoa gạo đỏ cành… 8. Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi vào mỗi chỗ chấm cho thích hợp Sợ bẩn Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội .... cô hỏi Tí: Tại sao bón phân cây cối lại xanh tốt.... Tí đáp: - Thưa cô ... vì cây cối sợ bẩn ... nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ... 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - Sáng nào, bé cũng dạy sớm học bài. ......................................................................................................................................... - Chiều chiều, Mai tha thẩn ra góc sân ngồi ngắm mặt trời lặn phía chân trời. ......................................................................................................................................... - Chú cào cào xòe đôi cánh khoe tà áo đỏ mỏng manh. .................................................................
2 câu trả lời
1:c
2:b
3:c
4: a/b
5:b
6: dây/dây/giây/giây/dây/dây/
hoe/xoe/chòe/khéo/khỏe/xòe
7:non,tím ngát,ngơ ngác,đỏ
8: phẩy/chấm/phẩy/phẩy/chấm
9: Sáng nào,bé cũng dây sớm làm gì?
Khi nào Mai tha thẩn ra góc sân ngồi ngắm mặt trời lặn phía chân trời
Chú cào cào làm gì
P/s câu 9 bạn không cho bộ phận in đậm nên mình đặt bừa
Cầu vồng
Buổi sáng, Bé ra vườn chơi.
Trên nụ hồng có con cào cào đang đậu. Nó nhấm nháp cánh hồng non. Bé rón rén lại gần, nhón tay bắt con cào cào. Bé định vặt hai càng của nó, giống như bọn thằng Sang hay nghịch ác. Nhưng thấy con cào cào xinh quá, Bé không nỡ. Tha cho nó nhởn nhơ chơi trong cỏ cây. Bé vung tay ném con cào cào đi.
Thật bất ngờ, con cào cào xoè cánh bay. Ban nãy xanh là thế, bây giờ nó mới để lộ ra chiếc áo lụa trong suốt màu đỏ thắm sáng bừng lên trong nắng. Một màu đỏ tía pha vàng da cam đẹp lạ lùng chấp chới trước mặt Bé, vạch một đường vòng cung y hệt chiếc cầu vồng kì lạ. Ngẩn ngơ nhìn theo, Bé xúc động quá. Con cào cào gửi lại niềm vui đỏ thắm cho Bé đấy!
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
1. Khi ra vườn chơi Bé thấy gì trên nụ hồng?
a. Cầu vồng
b. Nụ hồng nở
c. Con cào cào
2. Bắt được con cào cào xinh xắn Bé đã làm gi?
a. Vặt hai càng của nó đi
b. Thả cho nó bay đi
c. Giữ lại để chơi
3. Cầu vồng được nói trong bài là:
a. Con cào cào
b. Cầu vồng thường thấy sau cơn mưa
c. Do Bé tưởng tưởng ra khi nhìn con cào cào bay
4. Những cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau?
a. niềm vui – nỗi buồn
b. trong suốt – đục ngầu
c. rón rén – chậm chạp
5. Câu “Thật bất ngờ, con cào cào xoè cánh bay.” thuộc kiểu câu nào?
a. Ai (cái gì, con gì) là gì?
b. Ai (cái gì, con gì) làm gì?
c. Ai (cái gì, con gì) thế nào?
6. Điền vào chỗ chấm
a. dây hay giây?
căng dây đàn
lên dây cót đồng hồ
Giây phút thiêng liêng
chỉ trong giây lát
đường dây điện
em chơi nhảy dây
b. oe hay eo?
nắng hoe vàng
mắt em bé tròn xoe
chim chích chòe
khéo tay hay làm
bà em vẫn khỏe
bé tập múa xòe
7. Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong khổ thơ dưới đây.
Bàng xòe những lá non
Xoan rắc hoa tím ngát
Đậu nảy mầm ngơ ngác
Nhìn hoa gạo đỏ cành…
8. Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi vào mỗi chỗ chấm cho thích hợp
Sợ bẩn
Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội, cô hỏi Tí:
Tại sao bón phân cây cối lại xanh tốt?
Tí đáp:
- Thưa cô, vì cây cối sợ bẩn, nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ.
9. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Sáng nào, bé cũng dậy sớm học bài.
→ Sáng nào bé cũng dậy sớm để làm gì?
- Chiều chiều, Mai tha thẩn ra góc sân ngồi ngắm mặt trời lặn phía chân trời.
→ Khi nào Mai tha thẩn ra góc sân ngồi ngắm mặt trời lặn phía chân trời?
- Chú cào cào xòe đôi cánh khoe tà áo đỏ mỏng manh.
→ Chú cào cào làm gì?
*Học tốt*