Bài 7: Viết đoạn văn biểu cảm về tình yêu quê hương trong đó có sử dụng một số câu đặc biệt. Gạch chân và phân tích tác dụng của các câu đặc biệt đó. Bài 8 : Tìm các trạng ngữ trong các đoạn trích sau và gọi tên các trạng ngữ đó. a. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo ... Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. b. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Bài 9 : Em có nhận xét gì về vị trí của trạng ngữ trong 2 trường hợp sau: a. Ngạc nhiên, tôi nhìn bạn. b. Tôi nhìn bạn, ngạc nhiên. Bài 10: Trong các trường hợp sau đây, nếu bỏ quan hệ từ và dấu phẩy thì có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ được không? Vì sao? a. Ở xóm tôi, học sinh học chưa giỏi. b. Học sinh, ở xóm tôi, học chưa giỏi.
2 câu trả lời
@danggiabao0
Bài 7:
Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ