BÀI 4: TRÙNG ROI - Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng của trùng roi? - Nêu đặc điểm của tập đoàn trùng roi? - Quan sát hình 4.2 nêu được các bước sinh sản của trùng roi? - Phân biệt được đặc điểm khác nhau của trùng roi và thực vật? BÀI 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT - Vật chủ trung gian gây bệnh sốt rét là muỗi Anophen. - Nơi kí sinh của trùng kiết lị và trùng sốt rét? - Đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét? - Trình bày con đường truyền bệnh của trùng kiết lị và trùng sốt rét? - Giải thích tại sao tỉ lệ nhiễm bệnh sốt rét ở Việt Nam lại cao, nhất là khu vực miền núi? BÀI 8: THUỶ TỨC - Trình bày các hình thức sinh sản của thủy tức? - Trình bày đặc điểm về hình dạng, cấu tạo của thủy tức? - Nêu đặc điểm dinh dưỡng của thuỷ tức? BÀI 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG - Trình bày cấu tạo các đại diện của ngành ruột khoang: sứa, san hô, hải quỳ? - So sánh hình thức sinh sản vô tính mọc chồi của san hô với thủy tức

2 câu trả lời

Đáp án+ Giải thích các bước giải:

BÀI 4: TRÙNG ROI - Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng của trùng roi? - Nêu đặc điểm của tập đoàn trùng roi? - Quan sát hình 4.2 nêu được các bước sinh sản của trùng roi? - Phân biệt được đặc điểm khác nhau của trùng roi và thực vật?

I. TRÙNG ROI

1. Cấu tạo và di chuyển

- Cấu tạo cơ thể gồm 1 tế bào (đơn bào)

- Di chuyển nhờ roi

2. Dinh dưỡng

- Dinh dưỡng: vừa tự dưỡng vừa di dưỡng

- Hô hấp: qua màng cơ thể

- Bài tiết nhờ không bào co bóp

3. Sinh sản

- Trùng roi sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi theo chiều dọc.

II. TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI

- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

BÀI 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT - Vật chủ trung gian gây bệnh sốt rét là muỗi Anophen. - Nơi kí sinh của trùng kiết lị và trùng sốt rét? - Đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét? - Trình bày con đường truyền bệnh của trùng kiết lị và trùng sốt rét? - Giải thích tại sao tỉ lệ nhiễm bệnh sốt rét ở Việt Nam lại cao, nhất là khu vực miền núi?

I. TRÙNG KIẾT LỊ

- Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột người

- Di chuyển : Nhờ chân giả

- Dinh dưỡng: Nuốt hồng cầu và thẩm thấu qua màng tế bào

- Vòng đời phát triển: ở môi trường ngoài kết bào xác. Khi vào đến ruột trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác gây ra các vết loét trên thành ruột và nuốt hồng cầu và sinh sản nhanh

- Con đường truyền bệnh: Tiêu hóa

- Biểu hiện của bệnh kiết lị: đau bụng, đi phân có lẫn máu và chất nhầy.

- Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị:

+ Ăn chín, uống sôi

+ Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Rửa rau củ, quả sạch sẽ trước khi chế biến

II. TRÙNG SỐT RÉT

- Kí sinh: ở tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, máu và thành ruột người

- Cấu tạo: không có cơ quan di chuyển

- Dinh dưỡng: Chui vào hồng cầu sử dụng chất nguyên sinh ở hồng cầu

- Vòng đời phát triển: Trùng sốt rét ở trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, qua máu người chui vào hồng cầu, sử dụng chất nguyên sinh trong hồng cầu để lớn lên và sinh sản nhanh, chúng phá vỡ hồng cầu để chui ra và tiếp tục chui vào hồng cầu tiếp theo tiếp tục chu kì.

- Con đường truyền bệnh: đường máu

- Biểu hiện của bệnh sốt rét: da tái xanh, sốt ớn lạnh, mệt mỏi….

- Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét:

+ Diệt muỗi, diệt lăng quăng

+ Ngủ màn

+ Không để ao tù nước đọng

+ Vệ sinh môi trường, nơi ở sạch sẽ.

BÀI 8: THUỶ TỨC - Trình bày các hình thức sinh sản của thủy tức? - Trình bày đặc điểm về hình dạng, cấu tạo của thủy tức?

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển

* Cấu tạo:

- Cơ thể thủy tức hình trụ dài

- Phía dưới là đế bám, trên là lỗ miệng xung quanh có các tua miệng

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn

* Di chuyển: 2 kiểu gồm sâu đo và lộn đầu

II. Cấu tạo trong

- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào , gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa

III. Dinh dưỡng:

- Thủy tức bắt mồi nhờ tua miệng (xung quanh tua miệng có các tế bào gai)

- Quá trình tiêu hóa được thực hiện trong ruột túi

IV. Sinh sản: Có 3 hình thức

1. Mọc chồi: Từ cơ thể mẹ mọc ra các chồi con. Khi chồi con tự kiếm ăn được sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ sống độc lập

2. Sinh sản hữu tính: là sự kết hợp của trứng với tinh trùng của thủy tức khác qua thụ tinh tạo thành hợp tử, phát triển thành thủy tức con

3. Tái sinh: từ 1 phần của cơ thể mẹ thành 1 cơ thể thủy tức mới

BÀI 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG - Trình bày cấu tạo các đại diện của ngành ruột khoang: sứa, san hô, hải quỳ? - So sánh hình thức sinh sản vô tính mọc chồi của san hô với thủy tức

I. Sứa

- Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Di chuyển bằng cách co bóp dù

- Thích nghi với lối sống tự do, thức ăn là động vật nhỏ và có tế bào gai để tự vệ

II. Hải quỳ

- Cơ thể hình trụ, có nhiều màu sắc sặc sỡ

- Miệng ở phía trên có tua miệng, không có khung xương đá vôi

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Thích nghi với lối sống bám, thức ăn là các động vật nhỏ, có tế bào gai để tự vệ

III. San hô

- Cơ thể hình trụ, thích nghi với lối sống bám cố định.

- Có bộ khung xương đá vôi nâng đỡ và sống thành tập đoàn

- Thức ăn là động vật nhỏ, có tế bào gai để tự vệ

Mở rộng: 1, Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

- Thủy tức: Từ cơ thể mẹ mọc ra các chồi con, khi lớn lên sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

- San hô: Từ cơ thể mẹ mọc ra các chồi con, cơ thể con không tách ra mà dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Bài 4

-đặc điểm cấu tạo di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng của trùng roi:

cấu tạo cợ thể của trùng rôi có: roi , điểm mắt, không bào co bóp ,màng cơ thể , hạt diệp lục hạt dự chữ ,nhân

 di chuyển bằng roi ,roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển 

sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dài

 dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng 

- tập doàn trùng roi gồm nhiều có nhiều tế bào bước đầu có sự phân hoá chức năng 

-các bước sinh sẳn của trùng roi

 - Bước 1: Trùng roi dự trữ chất dinh dưỡng để chuẩn bị phân đôi

    - Bước 2: Đầu tiên là lông và nhân phân đôi trước

    - Bước 3: Các bào quan còn lại bắt đầu phân đôi: không bào co bóp, điểm mắt, hạt diệp lục

    - Bước 4: Trùng roi bắt đầu tách đôi

    - Bước 5: Trùng roi tiếp tục tách đôi

    - Bước 6: Hình thành 2 trùng roi

Giống nhau:

- Đều có nhân và chất nguyên sinh- Đều có thể dưỡng khi có ánh sáng Khác nhau :- Trùng roi :+ Có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng và tự dưỡng+ Thuộc lớp động vật- Thực vật :+ Không có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng + Thuộc lớp thực vật 

bài 6

-trùng kiết lị  Sống kí sinh ở thành ruột người.

trùng sốt rét  Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen

-

rùng kiết lị:

- Cấu tạo:

+ Là một loại trùng biến hình có kích thước chân giả rất ngắn

+ Cấu tạo đơn bào gồm: nhân, chất nguyên sinh, không bào tiêu hóa và không bào co bóp.

+ Chất nguyên sinh dạng lỏng.

- Chất dinh dưỡng:

+ Sống kí sinh, tấn công vào tế bào hồng cầu người

*Trùng sốt rét:

- Cấu tạo:

+ Kích thước nhỏ

+ Không có cơ quan di chuyển

+ Không có không bào.

- Chất dinh dưỡng:

+ Sống kí sinh, lấy chất dinh dưỡng từ tế bào hồng cầu.

- Con đường truyền bệnh của trùng kiết lị là qua đường tiêu hóa.

Con đường truyền bệnh của trùng sốt rét là qua muỗi.

-câu này mình chịu

Bài 8

Sinh sản hữu tính: Khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con.

-toàn thân thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có 8 tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.

-Bắt mồi: khi đói thủy tức vươn dài đưa tua miệng có chứa các tế bào gai quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải con mồi  tế bào gai ở tua miệng phóng ra  làm tê liệt con mồi  đưa vào bên trong cơ thể  được tiêu hóa ở khoang ruột nhờ các tế bào mô cơ – tiêu hóa.

Lỗ miệng có vai trò vừa là nơi đưa thức ăn vào bên trong khoang ruột vừa là nơi thải chất thải ra khỏi cơ thể.

- Hô hấp: chưa có cơ quan hô hấp, sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.

bài 9

Cấu tạo cơ thể sứa:

+ Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dầy chứa nhiều chất keo trong suốt giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

+ Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.

+ Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù.

+ Phía miệng có miệng và các tua miệng.

+ Bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù (tự vệ bằng gai).

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

-  Thành phần chủ yếu của sứa là nước vì vậy chúng nổi trên mặt nước.

-  Có một số loại sứa ăn được có tác dụng giải khát: sứa sen, sứa rô, …

Cấu tạo của hải quỳ:

miệng, tua miệng , thân , đế bám

+ Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám.

+ Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

 Cấu tạo của san hô: san hô sống thành tập đoàn, mỗi cá thể của tập đoàn có cấu tạo gồm:

+ Lỗ miệng.

+ Tua miệng.

San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm