bài 17 nhắc lại danh giới của 2 tiểu vùng ? -vị trí vùng có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng?
2 câu trả lời
Không một quốc gia nào phủ nhận nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, nhưng điều này không đồng nghĩa là đã có sự đồng thuận về nội dung của nguyên tắc. Bài viết sẽ đề cập chủ yếu đến những điểm còn tranh cãi. Ngoài ra, bài viết cũng xem xét đến các cam kết giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.
Tóm tắt
Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua các biện pháp phi vũ lực. Nguyên tắc này đã hình thành từ lâu, đặc biệt từ năm 1945 khi Hiến chương Liên hợp quốc ra đời. Không một quốc gia nào phủ nhận nguyên tắc này, nhưng điều này không đồng nghĩa là đã có sự đồng thuận về nội dung của nguyên tắc. Các nội dung cụ thể của nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970, trong đó một số nội dung đã nhận được sự đồng thuận cao và được công nhận là tập quán quốc tế. Tuy nhiên, một số nội dung khác còn đang tranh cãi. Bài viết này sẽ đề cập chủ yếu đến những điểm còn tranh cãi đó. Ngoài ra, bài viết cũng xem xét đến các cam kết giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.
Từ khóa: Tranh chấp quốc tế, Biển Đông, luật pháp quốc tế, biện pháp hòa bình
Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Nguồn gốc của nguyên tắc
Từ khi Hiến chương Liên hợp quốc ra đời và có hiệu lực, với tính phổ quát của tổ chức này, hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế đã trở thành một nguyên tắc pháp luật quốc tế ràng buộc tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Điều 2(3) và Điều 33, cũng như trong Điều 1(1) về mục đích, tôn chỉ hoạt động của Liên hợp quốc. Ngoài ra, các điều ước quốc tế thành lập các tổ chức khu vực quan trọng cũng ghi nhận lại nguyên tắc này như Hiến chương ASEAN, Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, Hiến chương thành lập Liên minh Châu Phi và các văn bản thành lập của Liên minh Châu Âu.[1]
Với việc mở rộng nhanh chóng về thành viên của Liên hợp quốc và thực tiễn của các quốc gia, nguyên tắc này đã trở thành một nguyên tắc quan trọng của luật và tập quán quốc tế. Do đó, nguyên tắc có hiệu lực ràng buộc đối với mọi quốc gia trên thế giới, bất kể có là thành viên của Liên hợp quốc hay không. Trong vụ Nicaragua và Mỹ, Tòa án Công lý Quốc tế lần đầu tiên đã xác nhận hiệu lực tập quán của nguyên tắc này.[2] Một số học giả còn đi xa hơn nữa khi cho rằng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế đã trở thành một quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (jus cogen).[3]
Nội dung của nguyên tắc
Cùng với sáu nguyên tắc cơ bản khác, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp được giải thích cụ thể trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia năm 1970 (Tuyên bố năm 1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc.[4] Tuyên bố này được tòa án quốc tế và các học giả có uy tín xem là văn bản có giá trị giải thích Hiến chương Liên hợp quốc.[5] Tiếp theo đó, Đại hội đồng đã thông qua một số nghị quyết khác về nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, bao gồm Tuyên bố Manila về Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1982 (Tuyên bố Manila) và Nghị quyết về Ngăn ngừa và hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 2003.[6]
Tuyên bố năm 1970 quy định các nghĩa vụcủa các quốc gia trong nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, cụ thể như sau:
- Nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình theo cách thức không gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh và công lý quốc tế;
- Nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng thông qua đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, biện pháp tư pháp, sử dụng các tổ chức hay dàn xếp quốc tế hoặc các biện pháp hòa bình khác theo sự lựa chọn của các bên, phù hợp với hoàn cảnh và bản chất của tranh chấp;
- Nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng những biện pháp hòa bình mà các bên chấp nhận trong trường hợp chưa thể giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp hòa bình nêu trên;
- Nghĩa vụ hạn chế có hành động có thể làm xấu đi tình hình, gây nguy hiểm cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải hành động theo cách thức phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Trong bốn nghĩa vụ cụ thể trên, nghĩa vụ không gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh quốc tế và nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp hòa bình là những nghĩa vụ không gây tranh cãi. Hai nghĩa vụ còn lại vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau và sẽ được phân tích kỹ dưới đây.
Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp
Các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và trong mọi trường hợp không được sử dụng vũ lực. Các biện pháp cụ thể để giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được liệt kê ở Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm đàm phán, trung gian, hòa giải, điều tra, sử dụng các dàn xếp khu vực, các biện pháp tòa án, trọng tài và các biện pháp hòa bình khác. Các quốc gia có quyền tự do lựa chọn biện pháp mà họ thấy thích hợp. Luật pháp quốc tế hiếm khi quy định về một biện pháp bắt buộc nhất định và cho dù có quy định như thế thì quyền tự do lựa chọn về cơ bản vẫn được bảo đảm. Ví dụ như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định thủ tục bắt buộc mang tính chất ràng buộc (tòa án và trọng tài),[7] nhưng cũng cho phép quyền của các quốc gia thành viên lựa chọn biện pháp khác, thậm chí quyền loại trừ áp dụng thủ tục bắt buộc trong một số trường hợp.[8]
Trong các biện pháp trên, đàm phán là biện pháp phổ biến nhất trong giải quyết hòa bình các tranh chấp. Giáo sư Merrills hoàn toàn đúng khi nhận định rằng biện pháp đàm phán được sử dụng thường xuyên hơn hẳn tất cả các biện pháp giải quyết tranh chấp cộng lại.[9] Trong đàm phán, các bên có thể trao đổi quan điểm, đánh giá thông tin của nhau và có thể đạt được một giải pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận. Đàm phán đôi khi không chỉ nhằm giải quyết tranh chấp mà còn để ngăn ngừa xung đột có thể xảy ra; và trong trường hợp đó, các quốc gia thường lựa chọn một hình thức đàm phán đặc thù hơn – tham vấn.[10] Thông qua tham vấn, các quốc gia có thể sẽ điều chỉnh hành vi hoặc chính sách của mình trước khi chúng được ban hành hay thực hiện trên thực tế để tránh tranh chấp không cần thiết với nhau.[11]
So với các biện pháp tư pháp, đàm phán và các biện pháp ngoại giao khác thường được ưu tiên áp dụng hơn do có thể giải quyết tranh chấp trên cơ sở hợp tác và thấu hiểu giữa các bên. Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (PCIJ) cho rằng “việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp tư phápchỉ đơn giản là một biện pháp thay thế cho việc giải quyết trực tiếp và hữu nghị giữa các bên; do đó Tòa cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho việc giải quyết trực tiếp và hữu nghị như thế.”[12] Trong vụ Nicaragua và Mỹ, khi từ chối đưa ra quyết định về yêu cầu bồi thường của Nicaragua do thiếu cơ sở tính toán mức bồi thường chắc chắn và việc Mỹ không tham gia quá trình xét xử, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) khẳng định Tòa nên hạn chế đưa ra quyết định không cần thiết có thể tạo ra trở ngại cho đàm phán giữa các bên.[13] Có thể thấy chính các tòa án quốc tế cũng cho rằng biện pháp đàm phán nên được ưu tiên sử dụng và các biện pháp tư pháp chỉ là biện pháp cuối cùng và dù cho được áp dụng thì biện pháp tư pháp cũng không nên cản trở cơ hội giải quyết tranh chấp trực tiếp bằng đàm phán giữa các bên.
Hơn nữa, trong trường hợp tranh chấp đang được giải quyết bằng biện pháp tư pháp, các bên có thể đồng thời tiến hành đàm phán và nếu thành công, các bên có thể yêu cầu cơ quan tài phán ngừng xem xét tranh chấp. Tòa ICJ trong vụ Aegean Sea nhấn mạnh: “Đàm phán và biện pháp tư pháp được ghi nhận cùng nhau ở Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc như các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp. Các phán quyết trước đây của Tòa đã cho thấy nhiều ví dụ các bên đồng thời tiến hành đàm phán và tranh tụng trước cơ quan tài phán, tiến trình tố tụng có thể chấm dứt nếu các cuộc đàm phán thành công.”[14]
Nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp quốc tế?
Điều 2(3) của Hiến chương và tập quán quốc tế quy định: “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình.” Tùy theo cách thức giải thích mà các học giả có ý kiến khác nhau về việc có tồn tại một nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp hay không. Nói cách khác, liệu các quốc gia có quyền không giải quyết tranh chấp, để mặc cho tranh chấp tồn tại giữa họ với nhau hay không.
Một số học giả cho rằng nghĩa vụ này chỉ bắt buộc các quốc gia phải sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế. Các quốc gia không có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế, nhưng nếu họ quyết định sẽ giải quyết tranh chấp quốc tế thì sẽ phải tuân thủ nghĩa vụ sử dụng biện pháp hòa bình.[15]
Các học giả nổi tiếng và có uy tín trong lĩnh vực công pháp quốc tế ủng hộ quan điểm này. Theo Ian Brownlie, “không có bất kỳ nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp trong luật pháp quốc tế chung”.[16] Malcolm N. Shaw cho rằng “các quốc gia không hề có nghĩa vụ phải giải quyết các bất đồng giữa họ và điều này đúng trong trường hợp xung đột pháp lý nghiêm trọng cũng như các bất đồng chính trị.”[17] James Crawford (hiện là thẩm phán Tòa án Công lý Quốc tế - ICJ) cũng ủng hộ quan điểm này khi nhận định về nội hàm của chủ quyền quốc gia.[18] Ông viết: “…các quốc gia có chủ quyền, theo nghĩa là nó có đầy đủ thẩm quyền để hành động không chỉ bên trong mà còn bên ngoài, để ký kết hoặc không ký kết các điều ước quốc tế và các cam kết khác, để quan hệ hoặc không quan hệ với các quốc gia khác theo nhiều cách, để đồng ý hoặc không đồng ý giải quyết các tranh chấp quốc tế.”[19] Một số học giả khác cũng có cùng ý kiến.[20] Ngoài ra, gần đây nhất Đại hội đồng đã thông qua Nghị quyết 57/26 về Ngăn ngừa và Giải quyết hòa bình tranh chấp và trong Nghị quyết này cũng chỉ giới hạn ở việc “khuyến khích các quốc gia giải quyết tranh chấp càng sớm càng tốt.”[21]
Tuy nhiên, Giáo sư Christine Tomuschat cho rằng nếu giải thích trên được chấp nhận thì nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp sẽ không có bất kỳ ý nghĩa gì, và chỉ như một sự nhấn mạnh lại nguyên tắc cấm can thiệp và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực.[22] Ông cho rằng Điều 2(3) quy định một nghĩa vụ phải nỗ lực để tìm kiếm giải pháp.[23] Một số học giả còn đi xa hơn khi cho rằng luật pháp quốc tế áp đặt một nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp quốc tế và phải giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.[24] Điều 2(3) ghi rõ rằng các quốc gia “phải giải quyết” các tranh chấp quốc tế.[25] Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm 1970 và Tuyên bố Manila năm 1982 của Đại hội đồng cũng quy định các quốc gia phải tìm kiếm giải pháp nhanh chóng và công bằng trên tinh thần thiện chí và hợp tác. Điều 2(3) đã vượt khỏi “cái bóng của Điều 2(4)”, đòi hỏi các quốc gia phải có hành động chủ động để giải quyết tranh chấp hoặc ít nhất phải trao đổi quan điểm với nhau.[26] Nói cách khác, các bên có nghĩa vụ phải tìm kiếm một giải pháp một cách thiện chí phù hợp với Điều 2, khoản 2 của Hiến chương.[27]
Alain Pellet có quan điểm trung hoà hơn hai quan điểm trên.[28] Trong khi cho rằng nguyên tắc này không áp đặt một nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp, theo ông, Điều 33 và Tuyên bố năm 1970 quy định nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp. Tuy nhiên, nghĩa vụ tìm kiếm không tương đương với nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp. Các quốc gia hoàn toàn có thể để mặc cho tranh chấp tồn tại mà không giải quyết, trừ trường hợp tranh chấp cấu thành mối đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế.
Nếu xét từ lịch sử hình thành và cách hiểu thông thường thì cách giải thích không cho rằng các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp có vẻ hợp lý và thực tế hơn. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp được ghi nhận và luôn đi cùng với nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực. Hai nguyên tắc này giống như hai mặt của đồng xu, và có thể nói nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp là hệ quả tất yếu và đi kèm với việc cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đặt trong bối cảnh kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, không khó để có thể hình dung các quốc gia quan tâm đến vấn đề cấm sử dụng vũ lực và áp dụng biện pháp giải quyết hòa bình hơn là nghĩa đến một nghĩa vụ bắt buộc phải giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, trên thực tế, khi có một tranh chấp phát sinh, các quốc gia và cộng đồng quốc tế chỉ kêu gọi các bên cùng nhau giải quyết tranh chấp và không sử dụng vũ lực; các lời kêu gọi này không ám chỉ đến bất kỳ nghĩa vụ buộc các quốc gia phải giải quyết tranh chấp. Do đó, yếu tố cần nhấn mạnh trong nguyên tắc này là “các biện pháp hòa bình”, buộc các quốc gia chỉ sử dụng các biện pháp này để giải quyết tranh chấp.
Nghĩa vụ không làm phức tạp tranh chấp
Tuyên bố năm 1970 quy định “4. Nghĩa vụ hạn chếhành động có thể làm xấu đi tình hình, gây nguy hiểm cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải hành động theo cách thức phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.” Trong một số các điều ước quốc tế cũng có quy định tương tự, như Hiệp ước chung về Hòa bình giải quyết tranh chấp năm 1928,[29] Hiệp ước sửa đổi về Giải quyết tranh chấp hòa bình năm 1949, [30] Công ước châu Âu về Hòa bình giải quyết tranh chấp năm 1957.[31] Các điều ước quốc tế này quy định nghĩa vụ chung cho các quốc gia không có các hành vi làm phức tạp tranh chấp trong khi đang tìm kiếm giải pháp.[32]
Trong các án lệ của cơ quan tài phán quốc tế, nghĩa vụ không làm phức tạp tranh chấp được viện dẫn trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tính đến thời điểm hiện nay, Tòa án Công lý Quốc tế đã đưa ra 38 quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong khi Tòa án Luật biển Quốc tế đưa ra 8 quyết định. Tuy nhiên, trong hầu hết các quyết định, biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ quyền của bên yêu cầu áp dụng trong quá trình tố tụng theo đúng quy định ở Điều 41 Quy chế Tòa ICJ. Chỉ một số ít các quyết định của tòa được đưa ra nhằm mục đích ngăn ngừa việc làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp đang được tòa thụ lý xem xét.
Trong các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa ICJ đã yêu cầu mỗi bên tranh chấp “nên bảo đảm không có bất kỳ hành vi nào có thể làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp.”[33] Trong các quyết định sau này, Tòa ghi nhận thêm yêu cầu “không làm cho tranh chấp trở nên khó giải quyết hơn.”[34] Một điểm đáng chú ý là trong giai đoạn trước đây, Tòa ICJ đều thống nhất dùng từ “nên” (should) thay vì sử dụng các từ có tính chất ràng buộc như “phải” (shall). Có thể suy luận rằng chính Tòa cũng không cho rằng nghĩa vụ không làm phức tạp tranh chấp thực sự tồn tại trong luật pháp quốc tế, hoặc cùng lắm chỉ là một nghĩa vụ ‘mềm’. Trong quyết định gần đây, Tòa bắt đầu sử dụng từ ngữ mang tính ràng buộc hơn – “phải” (shall/must).[35] Bên cạnh việc yêu cầu các bên phải không có hành vi làm phức tạp hay mở rộng tranh chấp hoặc làm cho tranh chấp trở nên khó giải quyết, Tòa ICJ còn nhắc nhở các bên rằng yêu cầu này có tính chất ràng buộc và là một nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà các bên buộc phải thực hiện.[36] Hơn nữa, bên vi phạm nghĩa vụ này sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.[37] Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Tòa ICJ bắt đầu xem việc không làm phức tạp tranh chấp hay mở rộng tranh chấp hay làm cho tranh chấp trở nên khó giải quyết là một yêu cầu có tính chất nghĩa vụ.
Trong phán quyết của mình, Tòa trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc cho rằng nghĩa vụ không làm phức tạp hay mở rộng tranh chấp là “nguyên tắc của luật pháp quốc tế”[38] áp dụng cho tất cả các bên tranh chấp khi tham gia vào một tiến trình giải quyết tranh chấp. Nghĩa vụ này không phụ thuộc vào một quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà xuất hiện và tồn tại độc lập ngay khi các quốc gia tham gia vào một tiến trình giải quyết tranh chấp.[39] Nói cách khác, ngay khi một quốc gia bắt đầu khởi động một vụ kiện thì tất cả các bên trong vụ kiện sẽ chịu sự điều chỉnh của nghĩa vụ này. Theo nguyên tắc thiện chí, các quốc gia có nghĩa vụ phải tuân thủ các cam kết quốc tế, trong đó có các quy định về giải quyết tranh chấp trong các điều ước quốc tế mà các quốc gia là thành viên.[40] Tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ không làm phức tạp hay mở rộng tranh chấp khi tiến hành các hoạt động, bao gồm cả hoạt động cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, kể từ thời điểm Philippines khởi kiện.[41]
Tóm lại, cho đến hiện nay vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng về sự tồn tại của nghĩa vụ này trong luật pháp quốc tế. Nghĩa vụ này chỉ giới hạn trong việc bảo đảm quyền của các bên và việc thực thi có hiệu quả quyết định tài phán trong hoạt động xét xử của các tòa án hay trọng tài quốc tế. Điều này không có nghĩa là nghĩa vụ này không tồn tại, vì thật sự không thể tìm ra lý do nào mà các tòa án hay trọng tài lại phủ nhận nó. Hơn nữa, nguyên tắc thiện chí bắt buộc các bên phải áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp theo cách thức hợp lý và hướng đến hiện thực hóa mục đích của nguyên tắc này.[42] Nói cách khác, các quốc gia cần thiện chí hợp tác và tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế theo cách thức không làm phức tạp hay mở rộng tranh chấp trong quan hệ quốc tế.
Cam kết giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc
Với tư cách là hai quốc gia, Việt Nam và Trung Quốc chịu ràng buộc của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và tập quán quốc tế. Không một nước nào được phép sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, trong đó có cả tranh chấp trên Biển Đông. Các văn kiện khu vực và song phương giữa hai nước nhấn mạnh chủ yếu đến biện pháp tham vấn và đàm phán, không nhắc đến và cũng không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp tài phán.
Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đã được ghi nhận và nhắc lại nhiều lần trong các văn kiện song phương và khu vực. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (Tuyên bố DOC).[43] Các bên tái khẳng định cam kết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và “cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, thông qua tham vấn, đàm phán hữu nghị giữa các quốc gia trực tiếp liên quan”.[44] Các bên cũng cam kết “sẵn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại và tham vấn về những vấn đề liên quan, thông qua các thể thức được các bên đồng ý, kể cả các cuộc tham vấn thường xuyên theo quy định của Tuyên bố này, vì mục tiêu khuyến khích sự minh bạch và láng giềng tốt, thiếp lập sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau một cách hài hòa, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các bên.”[45] Tuyên bố DOC là một văn bản chính trị, không có giá trị ràng buộc, do đó không tạo ra bất kỳ giá trị pháp lý nào.
Năm 2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước. Thỏa thuận này yêu cầu hai nước trong quá trình đàm phán phải “thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần” của Tuyên bố DOC.[46] Nếu Thỏa thuận này được xem là một thỏa thuận có tính chất ràng buộc (một điều ước quốc tế) giữa hai nước thì bằng cách dẫn chiếu đến Tuyên bố DOC, hai nước đã trao giá trị ràng buộc cho Tuyên bố DOC.
Trong các tuyên bố chung giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc những năm gần đây, nghĩa vụ không làm phức tạp hay mở rộng tranh chấp được nhắc lại nhiều lần.
Tuyên bố chung về chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (ngày 11 – 15/10/2011) ghi nhận: “Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”[47]
Tuyên bố chung về chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trung Quốc (ngày 19 – 21/6/2013) bắt đầu ghi nhận Tuyên bố DOC: “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”[48]
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc đến Việt Nam (ngày 13 – 15/10/2013) ghi nhận : “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp …, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông …. Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, theo tinh thần và nguyên tắc của “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC).”[49]
Tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (ngày 7 – 10/4/2015) nhất trí “cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”[50] Trong cùng năm, Tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam (ngày 5 – 6/11/2015) nhắc lại nội dung trên.
Có thể thấy, từ năm 2011, các tuyên bố chung đã bắt đầu đề cập đến việc không làm phức tạp, mở rộng tranh chấp trên Biển Đông giữa hai nước. Từ năm 2013, các tuyên bố bắt đầu nhấn mạnh đến việc nghiêm túc tuân thủ một cách toàn diện, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và hướng đến xây dựng Tuyên bố COC. Mặc dù các tuyên bố này thường được xem là có tính chất chính trị, phi pháp lý, nhưng việc các nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước liên tục đưa ra cam kết chung như thế cho thấy khả năng đã hình thành một thỏa thuận ràng buộc giữa hai quốc gia. Yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét là liệu hai quốc gia có thực sự có ý định tạo ra một nghĩa vụ ràng buộc hay không.[51] Nếu xác định rõ ràng rằng các quốc gia không có ý định xác lập một cam kết pháp lý thì sự lập đi lập lại các cam kết không thể chuyển hóa thành các cam kết pháp lý.[52] Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi phải xem xét kỹ câu chữ cũng như hoàn cảnh cụ thể mà các tuyên bố chung này được đưa ra liên quan trong quá trình đàm phán và ký kết[53]; trong đó, quan trọng nhất là các văn bản đàm phán.
Trong các tuyên bố trên, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết sẽ giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp đàm phán trực tiếp giữa hai nước. Thực tiễn cho thấy đàm phán là biện pháp duy nhất mà hai nước đã sử dụng để giải quyết tất cả các tranh chấp từ trước đến nay, từ vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ, phân định biên giới trên đất liền và ranh giới trên biển trong Vịnh Bắc Bộ và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc bị hạn chế trong việc lựa chọn một biện pháp hòa bình khác. Cam kết đưa ra trong Thỏa thuận năm 2011 và các tuyên bố chung của lãnh đạo hai nước không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp khác, trong đó có biện pháp tài phán. Trong Phán quyết ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Tòa trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Tòa đã bác bỏ lập luận cho rằng các văn kiện song phương với những lời cam kết tương tự giữa Philippines và Trung Quốc thể hiện một cam kết pháp lý chỉ giải quyết tranh chấp bằng tham vấn và đàm phán.[54] Việc hai nước nhấn mạnh đến biện pháp tham vấn và đàm phán không đồng nghĩa với việc loại trừ biện pháp tài phán, trừ khi hai nước có cam kết pháp lý rõ ràng quy định sự loại trừ như vậy. Việt Nam cũng khẳng định Việt Nam không loại trừ sử dụng các biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.[55] Do đó, Thỏa thuận năm 2011 và các tuyên bố chung giữa lãnh đạo hai nước không thể được giải thích theo hướng hai nước cam kết chỉ giải quyết bằng đàm phán và loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp tài phán.
Kết luận
Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bắt buộc các quốc gia phải sử dụng các biện pháp hòa bình và phi vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Trong quá trình giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai nước đều cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp cũng như thể hiện nhất trí về việc không làm phức tạp, mở rộng tranh chấp. Đó là một nghĩa vụ quốc tế mà hai nước đều phải tuân thủ./.
- vùng núi Tây Bắc nằm ở giữa sông Hồng và sông Cả
- vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng đi từ dẫy con voi tới bờ biển Quảng Ninh
* ý nghĩa
- phía bắc giáp Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi giao lưu qua các cửa khẩu
- phía tây giáp Tượng Lào là vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất của Lào
- giáp đồng bằng sông Hồng vùng có tiềm năng lương thực thực phẩm , hàng tiêu dùng, tiềm năng lao động lớn của cả nước
- giáp vùng biển Quảng Ninh là vùng có nhiều tiềm năng