Bài 11 phần 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) Bài 1 (trang 43 sgk Lịch sử 7): Em hãy trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta theo lược đồ trên .
2 câu trả lời
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng bè 2 lần vượt sông, bị ta phản công đẩy lùi về bờ Bắc.
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm thơ "Nam Quốc Sơn Hà".
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh "Ai còn bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố phong ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
*Diến biến:
- Quân Tống bắc cầu phao, đóng bè lớn, ào ạt tiến qua sông, đánh vào phòng tuyến của ta
- Ta mở cuộc tấn công lớn, đẩy chúng về phía bờ Bắc
- Cuối mùa xuân năm 1077: Lý thường Kiệt bất ngờ mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch
*Kết quả:
- Quân Tống thua to, rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng
- Lý Thường Kiệt quyết định giảng hoà, cho quân Tống rút về nước
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ có tinh thần đoàn kết, toàn dân
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
*Ý nghĩa lịch sử:
- Là chiến thắng tuyệt vời, trong lịch sử trống quân xâm lược của quân và dân Đại Việt
- Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta
- Củng cố nền độc lập của dân tộc