BÀI 1: Tìm câu ghép và xác định các vế của câu ghép đó trong đoạn văn sau: Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa. Không ai nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân chỉ trở về trong thuận hòa và yêu thương. BÀI 2: Cho đoạn văn sau: (1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm. a. Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên. b. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép vừa tìm được.

2 câu trả lời

Bài 1 :

 Câu ghép :

"Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật".

 Chủ ngữ 1 : Nước .

 Vị ngữ 1 : rút nhanh .

 Chủ ngữ 2 : hoa cỏ .

 Vị ngữ 2 : bừng nở .

 Chủ ngữ 3 : chim .

 Vị ngữ 3 : gọi bầy làm tổ .

 Chủ ngữ 4 : ong .

 Vị ngữ 4 : tìm hoa làm mật .

Bài 2 :

a. Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên .

"Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi".

b. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép vừa tìm được .

 Chủ ngữ 1 : Đèn Am .

 Vị ngữ 1 : vừa bật lên .

 Chủ ngữ 2 : một cảnh đẹp kỳ dị .

 Vị ngữ 2 : đã phơi ngay trước mắt tôi .

 Cặp quan hệ từ biểu thị tiếp nối .

B1:

Câu ghép:

+ Nước /rút nhanh, hoa cỏ./ bừng nở, chim /gọi bầy làm tổ, ong/ tìm hoa làm mật.

CN1         VN1       CN2          VN2        CN3        VN3              CN4            VN4

+ Không ai /nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng /đều hiểu rằng, mùa xuân/ chỉ trở về

         CN1          VN1                                 CN2                            VN2                  CN3                               trong thuận hòa và yêu thương.

VN3

B2:

Câu ghép:

+ Đèn Am /vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị/ đã phơi ngay trước mắt tôi.

CN1            VN1                  CN2                         VN2  

-> Còn lại đều là câu đơn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước