Bài 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng: A. đẩy các vật khác B. hút các vật khác C. vừa hút vừa đẩy các vật khác D. không hút, không đẩy các vật khác Bài 2: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do: A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng. B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện. C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động. D. Do ngoài trời sắp có cơn dông. Bài 3: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì: A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi. B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi. C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi. D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt. Bài 4: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm: A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm. B. Hạt nhân không mang điện tích. C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện. Bài 5: Chọn phát biểu sai: A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ. B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau. C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau. D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích. Bài 6: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì: A. vật b và c có điện tích cùng dấu B. vật b và d có điện tích cùng dấu C. vật a và c có điện tích cùng dấu D. vật a và d có điện tích trái dấu Bài 7: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai: A. Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút các vụn giấy. B. Sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô, thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ. C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng hút các vật khác. D. Không cần bị cọ xát một thanh thủy tinh hay một thước nhựa cũng hút được các vật nhẹ. Bài 8: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng? A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau. C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín. D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại. Bài 9: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện? A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin Bài 10: Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây? A. Quạt điện đang quay liên tục. B. Bóng đèn điện đang phát. C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện. D. Rađio đang nói. Bài 11: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện? A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các hạt nhân của nguyên tử. C. Các nguyên tử. D. Các hạt mang điện tích âm. Bài 12: Em hãy giải thích các nghịch lý sau: -Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn -Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng Bài 9: Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường? Bài 10: Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm? Bài 11: Dùng 1 thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh, sau khi chạm quả cầu vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Giải thích vì sao? Bài 12: Dùng 1 thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh, sau khi chạm quả cầu vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Giải thích vì sao? Bài 13: Để thắp sáng một bóng đèn pin thì cần những đồ vật hay dụng cụ nào? Phải làm gì với những đồ vật hay dụng cụ này thì bóng đèn pin mới sáng? Bài 14: Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy.
2 câu trả lời
Bài 1: B
Bài 2: B
Bài 3: A
Bài 4: C
Bài 5: B
Bài 6: C
Bài 7: D
Bài 8: B
Bài 9: B
Bài 10: C
Bài 11: C
Bài 12:
- Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn.
Khi lau chùi bàn ghế bằng vải khô, bàn ghế và vải khô cọ xát với nhau dẫn đến bàn ghế bị nhiễm điện nên hút các vật nhỏ là các bụi vải dẫn đến càng bám nhiều bụi bẩn hơn.
- Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng.
Khi chải tóc, lược cọ xát với tóc dẫn đến các sợi tóc bị nhiễm điện cùng dấu ta càng chải chúng càng bị kéo thẳng ra và dựng đứng lên.
Bài 9:
Vì khi di chuyển xe chở xăng, dầu sẽ cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện, có thể gây ra cháy nổ. nên xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường, làm cho xe không còn bị nhiễm điện nữa.
Bài 10:
Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy thì thước nhựa nhiễm điện.
Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm.
Bài 11 + 12:
Vì khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh hai vật truyền điện tích cho nhau làm cho quả cầu bị nhiễm điện cùng loại với thanh thủy tinh.
Vì nhiễm điện cùng loại nên sau đó chúng đẩy nhau ra.
Bài 13:
Để thắp sáng một bóng đèn pin ta cần: nguồn điện, dây dẫn, công tắc (khóa k) và bóng đèn.
Nối bóng đèn với dây dẫn và khóa K rồi mắc vào nguồn điện. Khi đóng khóa K đèn sáng, khi ngắt khóa k, đèn tắt.
Bài 14:
Ba thiêt bị hay dụng cụ có sử dụng nguồn điện là acquy là: Xe máy, ô-tô, đèn thắp sáng.
Bài 1: B
Bài 2: B
Bài 3: A
Bài 4: C
Bài 5: B
Bài 6: C
Bài 7: D
Bài 8: B
Bài 9: B
Bài 10: C
Bài 11: C
Bài 12:
- Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn.
Khi lau chùi bàn ghế bằng vải khô, bàn ghế và vải khô cọ xát với nhau dẫn đến bàn ghế bị nhiễm điện nên hút các vật nhỏ là các bụi vải dẫn đến càng bám nhiều bụi bẩn hơn.
- Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng.
Khi chải tóc, lược cọ xát với tóc dẫn đến các sợi tóc bị nhiễm điện cùng dấu ta càng chải chúng càng bị kéo thẳng ra và dựng đứng lên.
Bài 9:
Vì khi di chuyển xe chở xăng, dầu sẽ cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện, có thể gây ra cháy nổ. nên xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường, làm cho xe không còn bị nhiễm điện nữa.
Bài 10:
Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy thì thước nhựa nhiễm điện.
Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm.
Bài 11 + 12:
Vì khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh hai vật truyền điện tích cho nhau làm cho quả cầu bị nhiễm điện cùng loại với thanh thủy tinh.
Vì nhiễm điện cùng loại nên sau đó chúng đẩy nhau ra.
Bài 13:
Để thắp sáng một bóng đèn pin ta cần: nguồn điện, dây dẫn, công tắc (khóa k) và bóng đèn.
Nối bóng đèn với dây dẫn và khóa K rồi mắc vào nguồn điện. Khi đóng khóa K đèn sáng, khi ngắt khóa k, đèn tắt.
Bài 14:
Ba thiêt bị hay dụng cụ có sử dụng nguồn điện là acquy là: Xe máy, ô-tô, đèn thắp sáng.