Bài 1. Nêu thế mạnh về 1 số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long Bài 2 Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long Mong các bạn giúp đỡ cho vote 5
2 câu trả lời
*Câu 1: Thế mạnh về 1 số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đất : Diện tích gần 4 triệu ha. Bao gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.
- Sinh vật : thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, động vật có giá trị là cá và chim.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm
- Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa
* Câu 2: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Vì ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng
1)
Đất: gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha,...)
Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
Tài nguyên nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,...
Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.
2)Đất phèn và đất mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long chiếm diện tích rất lớn( 2,5 triệu ha).Nếu được cải tạo thì sẽ mở rộng thêm diện tích canh tác hoặc nuôi trồng thủy sản bằng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch thoát nước vào mùa mưa lũ, giữ nước ngọt vào mùa cạn, lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp đất phèn, đất mặn thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.