a. Trình bày nội dung của thuyết kiến tạo mảng. Nêu vai trò của lớp Manti đối với lớp vỏ Trái Đất. b. So sánh sương mù và mây.
2 câu trả lời
SO SÁNH SƯƠNG MÙ VÀ MÂY
Giống nhau:
Đều do hơi nước ngưng tụ tạo thành.
Khác nhau:
Sương mù: Hơi nước ngưng tụ ở lớp không khí gần mặt đất. Hình thành trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khi quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
Mây: Hơi nước ngưng tụ ở trên cao.
Không khí càng lên cao càng lạnh, đến một độ cao nào đó sẽ bão hòa hơi nước, tiếp tục lên cao, độ ẩm bão hòa giảm xuống, không khí phải nhả bớt hơi nước, cùng với hạt nhân ngưng đọng, ngưng tụ lại thành những hạt nhỏ, nhẹ, tụ lại thành đám gọi là mây.
a. Trình bày nội dung của thuyết kiến tạo mảng. Nêu vai trò của lớp Manti đối với lớp vỏ Trái Đất.
Nội dung thuyết kiến tạo mảng
Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
Các mảng kiến tạo lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Ôxtrâylia - Ấn Độ, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.
Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
Trong khi di chuyển, các mảng có thể tách xa nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...
Vai trò của lớp Manti đối với lớp vỏ TĐ
Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ TĐ. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt TĐ như hình thành các dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa...
b. So sánh sương mù và mây.
Giống nhau: Đều do hơi nước ngưng tụ tạo thành.
Khác nhau:
Sương mù: Hơi nước ngưng tụ ở lớp không khí gần mặt đất. Hình thành trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khi quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
Mây: Hơi nước ngưng tụ ở trên cao.
Không khí càng lên cao càng lạnh, đến một độ cao nào đó sẽ bão hòa hơi nước, tiếp tục lên cao, độ ẩm bão hòa giảm xuống, không khí phải nhả bớt hơi nước, cùng với hạt nhân ngưng đọng, ngưng tụ lại thành những hạt nhỏ, nhẹ, tụ lại thành đám gọi là mây.