a. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng tới dải hội tụ nhiệt đới và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào? b. Vì sao vành đai đất và thực vật theo đai cao không lặp lại hoàn toàn các nhóm đất và thảm thực vật theo vĩ độ?
2 câu trả lời
a. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng tới dải hội tụ nhiệt đới và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào?
- Nêu khái niệm chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, khái niệm dải hội tụ nhiệt đới.
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời kéo theo sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới về phía bán cầu trong mùa hạ.
+ Vào tháng 7: Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên bán cầu Bắc, vì bán cầu Bắc là mùa hạ.
+ Vào tháng 1: Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển xuống bán cầu Nam, vì bán cầu Nam là mùa hạ.
- Ảnh hưởng đến mùa của vùng nhiệt đới:
+Từ 21/3 đến 23/9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc nên bán cầu Bắc là mùa nóng, bán cầu Nam là mùa lạnh.
+Từ 23/9 đến 21/3 Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầu Nam nên bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh.
b. Vì sao vành đai đất và thực vật theo đai cao không lặp lại hoàn toàn các nhóm đất và thảm thực vật theo vĩ độ?
- Quá trình hình thành đất và sinh vật phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là khí hậu. Khí hậu thay đổi theo vĩ độ và độ cao dẫn đến đất và thực vật thay đổi theo vĩ độ và độ cao.
- Tuy nhiên, tính chất tác động của những nhân tố tới sự hình thành đất và thảm thực vật theo vĩ độ và độ cao khác nhau, trong đó phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, khí áp và lượng mưa.
- Các vành đai đất và thực vật theo đai cao do quy luật đai cao hình thành, còn các đới đất và thảm thực vật theo vĩ độ do quy luật địa đới tạo nên.
Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
- Chuyển động không có thực của MT được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của MT
- MT chuyển động biểu kiến giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
- Hiện tượng MT lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (ngày 22/12) lên chí tuyến Bắc (ngày 22/6).
- Vào lúc 12giờ trưa khi mà Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất( mà nhân gian thường gọi là mặt trời ở đúng đỉnh đầu) thì được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Thiên đỉnh ở đây chính là giao giữa thiên cầu với đường thẳng nối từ tâm Trái Đất qua đỉnh đầu người quan sát.
- Trên bề mặt Trái Đất hiện tượng này xảy ra ở những vị trí nào?
Đoa là vùng nội chí tuyến từ 23º27’N đến 23º27’B.