6. Nêu được các động vật thuộc ngành Ruột khoang. Trình bày đặc điểm chung, vai trò của ngành Ruột khoang. 7. So sánh được hình thức sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô. 8. Trình bày đặc điểm các đại diện của ngành giun, hô hấp của giun thích nghi với môi trường sống. 9. Nêu vai trò thực tiễn của giun đất . Nêu đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống kí sinh của các đại diện thuộc ngành Giun. 10. Liên hệ biết được vòng đời của giun sán (sán lá gan, giun đũa). Liên hệ cách phòng tránh giun sán kí sinh ở người.

2 câu trả lời

6. Các động vật thuộc ngành Ruột khoang là: Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô, sứa ren, sứa tua dài.

Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn. 

+ Sống dị dưỡng.

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo, khoang cơ thể rỗng.

+ Ruột dạng túi.

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.

7. hình thức sinh sản ở thủy tức và san hô giống nhau là: Đều có hình thức sinh sản vô tính theo kiểu nảy chồi

hình thức sinh sản ở thủy tức và san hô khác nhau là:

+ Thủy tức có 2 cách sinh sản là sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính, còn san hô chỉ sinh sản vô tính mọc chồi.

+ Ở thủy tức thì khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập, còn ở con san hô thì chồi vẫn còn dính với cơ thể san hô mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.

8. đặc điểm các đại diện của ngành giun là: 

-Ngành giun dẹp: Đại diện là sán lông, sán lá gan.

Đặc điểm chung:

+ Cơ thể dẹp

+ Xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.

+ Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian. 

- Ngành giun tròn: Đại diện là giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.

+ Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.

-Ngành giun đốt: Đại diện là giun đất.

Đặc điểm chung:

- Cơ thể phân đốt, có thể xoang.

- Ống tiêu hóa phân hóa.

- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.

- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.

- Hô hấp qua da hay mang.

9. Vai trò thực tiễn của giun đất là:

+ Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp.
+ Giun đất là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngỗng, ......).
+ Là thức ăn cho người. 

Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống kí sinh của các đại diện thuộc ngành Giun là:

+ Cơ quan giác bám các loài thuộc ngành Giun phát triển: có 4 giác bám và 1 số móc bám, dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu, hô hấp qua thành cơ thể, mỗi đốt có 1 cơ quan sinh sản lưỡng tính.

+ Mắt, lông bơi của chúng bị tiêu giảm để thích nghi với đời sống kí sinh.

10. Vòng đời của sán lá gan là:
+ San lá gan đẻ nhiều trứng.
+ Trứng gặp nước trở thành ấu trùng có lông bơi.
+ Ấu trùng chui vào kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám và cây cỏ , bèo, cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
+ Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán thì sẽ mắc bệnh sán lá gan.

Vòng đời của giun đũa:
+ Trứng giun lẩn vào phân người, có trong đất, bám trên gốc rau hay vỏ quả.
+ Gặp ẩm và thoáng khí, trứng phát triển thành ấu trùng trong trứng.
+ Âu trùng trong trứng theo thức ăn vào ruột người, nở ra thành sâu trùng, đi qua máu, gan, tim, phổi. Tại phổi,sâu trùng lớn dần, ngược theo khí quản vào thực quản rồi trở về ruột non.
+ Giun đũa trưởng thành về ruột non lần 2 và chính thức kí sinh ở đấy.

Cách phòng tránh giun sán kí sinh ở người là:

+ Ăn chín uống sôi
+ rửa tay thường xuyên
+ Xổ giun định kì
+ Giữ gìn vệ sinh
+ Không ăn quà vặt

Chúc e học tốt. Cho c 5sao và TLHN nha. ^-^

Đáp án:

 6)- Các động vật thuộc ngành ruột khoang là: sứa, hải quỳ, san hô,...

- Đặc điểm chung:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Ruột dạng túi

+ Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

- Vai trò:

* Đối với thiên nhiên:

+Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa về sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.

* Đối với đời sống:

+ Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng: san hô đá

+ Cung cấp thức ăn: sứa sen, sứa rô

+ Nguyên liệu quý để trang trí & làm đồ trang sức: san hô đen, san hô đỏ, san hô sừng hươu

+ Nghiên cứu địa chất: hóa thạch san hô

7) *Thủy tức: Các hình thức sinh sản:

- Mọc chồi

- Sinh sản hữu tính

- Tái sinh

* San hô: Các hình thức sinh sản:

- Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi, nhưng cơ thể con dính với cơ thể mẹ

9) Cấu tạo của giun đất:

- Cơ thể dài, phân đốt

- Mặt lưng màu sẫm hơn mặt bụng

- Mặt bụng có lỗ sinh dục

- Đai sinh dục ở đốt 14; 15; 16

- Mặt bụng có 1 lỗ sinh dục cái, cách 1 đốt (có 2 lỗ sinh dục)

10) Cách phòng tránh:

- giữ gìn vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ

- giữ gìn vệ sinh MT

- tẩy giun định kì

(Chúc e học tốt, do có mấy câu chị ko nhớ nên k trả lời, xin lỗi e, mong đc 5* và câu tl hay nhất ạ!)

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm