5.Câu thơ thứ 2 bài “Cảnh khuya” có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào? 6.Qua bài thơ Cảnh khuya, em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh ?
2 câu trả lời
5. Điểm đặc biệt ở câu thơ thứ 2 bài "Cảnh khuya" là sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ "lồng" → Điệp ngữ nối tiếp.
→ "Lồng" ở trong câu thơ được hiểu là bao trùm lên một sự vật nào đó.
→ Việc sử dụng điệp ngữ "lồng" đã cho thấy sự hòa hợp, nên thơ của cảnh rừng Việt Bắc. Từ "lồng" được nhắc lại 2 lần đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp.
6. Qua bài thơ Cảnh khuya, em thấy Bác có một tâm hồn của người chiến sĩ với tấm lòng thi sĩ, cao cả. Bác Hồ là người chiến sĩ yêu nước, thương dân, luôn đặt việc nước lên đầu. Đêm đã khuya nhưng Bác còn chưa ngủ hay nói cách khác là Bác không ngủ được vì lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh của đất nước.
5. Câu thơ thứ 2 đặc biệt ở:
+ Điệp từ “lồng”
- Lồng (1): ánh trăng soi vào bóng cây cổ thụ lồng vào tán cây.
- Lồng (2): bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất tạo thành những bông hoa tuyệt đẹp.
→ Được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.
6. Qua bài thơ Cảnh khuya, em thấy bác Hồ là một người công dân rất yêu nước, thiết tha vì quê hương. Bác là một người có tâm hồn rất hòa hợp với thiên nhiên. Nhưng dù có bị cảnh đẹp là cho tâm hồn say đắm, nhưng Bác vẫn không quên nhiệm vụ và trọng trách của mình. Bác là một tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.
$Khánh$