50đ đúng nhất nha đầy đủ chi tiết nhất nha - Viết đoạn văn khoảng 25-30 câu phân tích một câu tục ngữ về Thiên nhiên và lao động sản xuất mà em thích nhất.
2 câu trả lời
Trước đây nhân dân ta chưa có những dụng cụ máy móc khoa học để đo thời gian, nhưng chỉ bằng kinh nghiệm Bằng trực giác và vốn sống họ đã có những nhận xét rất đúng về độ dài ngày và đêm mùa hè mùa đông.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ có vần lưng năm với nằm 10 với cười vần với nhau. Vừa có đối ngày và đêm tháng 5 và tháng 10 làm và cười sáng và tối đối nhau. Cách nói hồn nhiên hóm hỉnh lấy giấc ngủ chưa nằm đã sáng để đo chiều dài đêm tháng năm chỉ ra đêm mùa hè là nhắn rất ngắn. Lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng 10 ngày mùa đông là nhắn rất ngắn chưa chiều đã tối. Suy luận ra câu tục ngữ chỉ rõ ngày mùa hè dài đêm mùa đông rất dài. Do ánh nắng mùa hè do mây mùa đông là do kinh nghiệm cuộc sống mà nhân dân ta đã nêu nhận xét rất đúng đắn đêm mùa hè ngắn ngày mùa đông ngắn nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết đây là một câu tục ngữ đặc sắc.
Người Việt ta xưa kia không chỉ biết làm lụng chăm chỉ mà còn biết đúc kết những kinh nghiệm của mình bằng những câu tục ngữ ngắn gọn dễ hiểu. Những câu tục ngữ ấy được truyền từ đời này sang đời khác và lưu truyền cho tới tận ngày nay. Trong đó, tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là chùm tục ngữ dồi dào về số lượng và đa dạng về nội dung
Trước hết là những câu tục ngữ về thiên nhiên. Ông cha ta đã mất nhiều đời sinh sống quan sát để đúc kết ra những kinh nghiệm dự báo về hiện tượng của thiên nhiên và thời tiết. Khi ấy chúng ta không có những kĩ thuật hiện đại để có thể dự báo được những hiện tượng của thiên nhiên nhưng bằng con mắt tỉ mỉ và óc quan sát khoa học ông cha ta đã đúc kết được những kinh nghiệm khi quan sát thiên nhiên như:
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo
Những câu tục ngữ trên cho thấy, khi chớp đằng đông nhay nháy mà gà cất tiếng gáy thì khi ấy trời sẽ có mưa. Mỗi khi xuất hiện cơn mưa đằng Đông thì phải vừa trông vừa chạy, cơn mưa đằng Nam thì mưa sẽ đến chậm hơn thì có thể làm thư thả còn cơn đằng Bắc thì sẽ không có mưa, cơn đằng Tây thì mưa bão. Hay những câu nói về thời gian của tự nhiên như: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”…
Bên cạnh những câu tục ngữ về thiên nhiên là những câu tục ngữ về lao động sản xuất. Ông cha ta đã đúc kết được kinh nghiệm như: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Nhất thì, nhì thục”, “chắc rễ bền cây”, “Con trâu là đầu cơ nghiệp”…Nước ta vốn là nền nông nghiệp lúa nước vì thế cho nên những câu tục ngữ đều xoay quanh công việc ấy. Trong việc trồng lúa thì yếu tố quan trọng nhất không phải là giống mà là nước sau đó đến phân và sự chăm sóc của con người. Con trâu được coi là một tài sản quý giá của con người Việt cổ, không có trâu thì không thể làm việc được.
Tóm lại qua đây ta có thể thấy được kinh nghiệm của cha ông ta trong việc nhìn hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất. Từ những kinh nghiệm ấy chúng ta có thể biết được những việc phải làm để nâng cao năng suất trong trồng lúa và đoán được hiện tượng thiên nhiên đơn giản.
XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT! CHÚC EM MAY MẮN