41. Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào? a/ Chỉ ở nhóm thực vật CAM. b/ Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. c/ Ở nhóm thực vật C4 và CAM. d/ Chỉ ở nhóm thực vật C3. 42: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: a/ APG (axit phốtphoglixêric). b/ ALPG (anđêhit photphoglixêric). c/ AM (axitmalic). d/ Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA). 43. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì: a/ Anh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. b/ Anh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. c/ Anh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. d/ Anh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam. 44: Sản phẩm quan hợp đầu tiên của chu trình canvin là: a/ RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat). b/ ALPG (anđêhit photphoglixêric). c/ AM (axitmalic). d/ APG (axit phốtphoglixêric). 45. Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: a/ Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. b/ Chỉ mở ra khi hoàng hôn. c/ Chỉ đóng vào giữa trưa. d/ Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. 46: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu? a/ Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch. b/ Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu. c/ Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu. d/ Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch. 47: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2? a/ Đều diễn ra vào ban ngày. b/ Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình). c/ Sản phẩm quang hợp đầu tiên. d/ Chất nhận CO2 48. Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? a/ Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày. b/ Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. c/ Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày d/ Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. 49: Sự Hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là: a/ Tăng cường khái niệm quang hợp. b/ Hạn chế sự mất nước. c/ Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ. d/ Tăng cường CO2 vào lá. 50: Ý nào dưới đây không đúng với chu trình canvin? a/ Cần ADP. b/ Giải phóng ra CO2. c/ Xảy ra vào ban đêm. d/ Sản xuất C6H12O6 (đường). 51. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: a/ Tổng hợp ADN. b/ Tổng hợp lipit. c/ Tổng hợp cacbôhđrat. d/ Tổng hợp prôtêin. 52: Nồng độ CO2 trong không khí là bao nhiêu để thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp? a/ 0,01%. b/ 0,02%. c/ 0,04% d/ 0,03%. 53: Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào? a/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. b/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. c/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. d/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. 54.Bản chất, pha sáng của quá trình quang hợp là A. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. B. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. C. pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. D. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

2 câu trả lời

Đáp án:

Đáp án: 41

b/ Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

Giải thích các bước giải:

Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau ở pha tối.

Đáp án: 42

d/ Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).

Đáp án: 43

c/ Anh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

Giải thích các bước giải:

- Diệp lục hấp thu được càng nhiều năng lượng ánh sáng thì hiệu quả quang hợp càng cao.

- Ánh sáng đỏ có bước sóng lớn (600 – 700nm) hơn ánh sáng xanh ( 420 – 470nm) nên khi cùng 1 cường độ chiếu sáng, số photon của ánh sáng đỏ sẽ lớn hơn, kích thích được nhiều diệp lục hơn và hiệu quả quang  hợp sẽ lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

Đáp án: 44

d/ APG (axit phốtphoglixêric).

Giải thích các bước giải:

Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là: APG (axit phootpho glixêric). 

Đáp án: 45

a/ Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.

Giải thích các bước giải:

Thực vật CAM do sống ở điều kiện nắng nóng khô hạn nên khí khổng sẽ đóng vào ban ngày (hạn chế mất nước ) và mở vào ban đêm (trao đổi khí)

Đáp án: 46

d/Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch

Đáp án: 47

a/ Đều diễn ra vào ban ngày.

Giải thích các bước giải:

Chu trình CAM diễn ra phân biệt ngày và đêm, chu trình C4 chỉ diễn ra ban ngày

Đáp án: 48

c/Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra vào ban ngày

Đáp án: 49

b/ Hạn chế sự mất nước.

chu trình canvin lấy ATP và NADPH của pha sáng để khử APG thành ALPG.

Thực vật CAM thường gồm những loài thực vật mọng nước sống ở những vùng khô hạn, thiếu nước. Để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng của các loài mọng nước đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.

Đáp án: 50

d/ Sản xuất C6H12O6 (đường).

Giải thích các bước giải:

chu trình canvin lấy ATP và NADPH của pha sáng để khử APG thành ALPG.

Đáp án: 51

c/tổng hợp Cacbohidrat

Giải thích các bước giải:

Các tia sáng đỏ xúc tiến cho các quá trình tổng hợp Cacbohidrat

Đáp án: 52

d/ 0,03%.

Giải thích các bước giải:

Nồng độ CO2 trong không khí là 0,03%.

Đáp án: 53

d/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Giải thích các bước giải:

Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:  khi nồng độ CO2 tăng, tăng cường độ ánh sáng thì làm tăng cường độ quang hợp.

Đáp án: 54

c/Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển

Giải thích các bước giải:

 

Đáp án: 41

b/ Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

Giải thích các bước giải:

Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau ở pha tối.

Đáp án: 42

d/ Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).

Đáp án: 43

c/ Anh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

Giải thích các bước giải:

- Diệp lục hấp thu được càng nhiều năng lượng ánh sáng thì hiệu quả quang hợp càng cao.

- Ánh sáng đỏ có bước sóng lớn (600 – 700nm) hơn ánh sáng xanh ( 420 – 470nm) nên khi cùng 1 cường độ chiếu sáng, số photon của ánh sáng đỏ sẽ lớn hơn, kích thích được nhiều diệp lục hơn và hiệu quả quang  hợp sẽ lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

Đáp án: 44

d/ APG (axit phốtphoglixêric).

Giải thích các bước giải:

Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là: APG (axit phootpho glixêric). 

Đáp án: 45

a/ Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.

Giải thích các bước giải:

Thực vật CAM do sống ở điều kiện nắng nóng khô hạn nên khí khổng sẽ đóng vào ban ngày (hạn chế mất nước ) và mở vào ban đêm (trao đổi khí)

Đáp án: 46

d/Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch

Đáp án: 47

a/ Đều diễn ra vào ban ngày.

Giải thích các bước giải:

Chu trình CAM diễn ra phân biệt ngày và đêm, chu trình C4 chỉ diễn ra ban ngày

Đáp án: 48

c/Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra vào ban ngày

Đáp án: 49

b/ Hạn chế sự mất nước.

chu trình canvin lấy ATP và NADPH của pha sáng để khử APG thành ALPG.

Thực vật CAM thường gồm những loài thực vật mọng nước sống ở những vùng khô hạn, thiếu nước. Để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng của các loài mọng nước đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.

Đáp án: 50

d/ Sản xuất C6H12O6 (đường).

Giải thích các bước giải:

chu trình canvin lấy ATP và NADPH của pha sáng để khử APG thành ALPG.

Đáp án: 51

c/tổng hợp Cacbohidrat

Giải thích các bước giải:

Các tia sáng đỏ xúc tiến cho các quá trình tổng hợp Cacbohidrat

Đáp án: 52

d/ 0,03%.

Giải thích các bước giải:

Nồng độ CO2 trong không khí là 0,03%.

Đáp án: 53

d/ Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Giải thích các bước giải:

Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:  khi nồng độ CO2 tăng, tăng cường độ ánh sáng thì làm tăng cường độ quang hợp.

Đáp án: 54

c/Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển

Câu hỏi trong lớp Xem thêm