2. Đặc điểm cấu tạo của trai sông và mực 6. Giải thích tập tính có ở nhện 7. Vai trò của lớp Giáp xác và lớp Sâu bọ cảm ơn trc á

2 câu trả lời

Đáp án + Giải thích các bước giải:

 2.

Trai Sông:

1. Vỏ trai

- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.

- Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng

Cơ thể trai

- Phần đầu của trai tiêu giảm do thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động.

- Cơ thể trai gồm:

+ Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết: lớp vỏ đá vôi.

+ Mặt trong áo tạo thành khoang áo, là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai. Tiếp đến là 2 tấm mang ở trên. 

+ Ở trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai và phía ngoài là chân trai.

MỰC:

Mực đặc điểm cấu tạo gồm:áo, mang, khuy cài áo, tua dài, miệng, tua ngắn, phễu phụt nước, hậu môn, tuyến sinh dục.
 Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng.

6.

Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ để đi chuyến và trói mồi. 

Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ).  Sau khi trói được con mồi, nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài). 

7.

Vai trò của lớp Giáp xác :

- Làm thực phẩm, thức ăn cho con người :

- Có giá trị xuất khẩu : tôm rồng, tông càng xanh, cua biển ...

- Tuy nhiên, một số giáp xác nhỏ có thể gây hại:

+ Truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt: chân kiếm kí sinh ...

+ Bám vào vỏ tàu thuyển làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước (sun bám vào vỏ tàu). 

Vai trò của lớp Sâu bọ :

* Lợi ích:

- Làm thuốc chữa bệnh: mật ong...

- Làm thực phẩm: nhộng, đuông dừa

- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

- Làm thức ăn cho động vật khác

- Diệt sâu bọ có hại: ong mắt đỏ, bọ rùa

- Làm sạch môi trường: bọ hung

* Tác hại:

- Gây hại cho cây trồng, cho sản xuất nông nghiệp: rầy, rệp, sâu đục thân, châu chấu...

- Là vật trung gian truyền bệnh: muỗi, ruồi, bọ xít...

 

Đáp án:

Cơ thể châu chấu gồm 3 phần: Đầu, ngực, bụng

Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng

Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh

Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở

- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn vs nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng vs 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng

 + Đại diện của lớp giáp xác: tôm, cua, mọt ẩm, rận nước, chân kiếm ...

Vai trò của giáp xác:

- Lợi ích: + Là nguồn thức ăn của cá: tôm, tép

+ Là nguồn cung cấp thực phẩm: các loại tôm, cua

+ Là nguồn lợi xuất khẩu: Tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, cua nhện

- Tác hại: + Có hại cho giao thông đường thuỷ: sun

+ Có hại cho nghề cá: chân kiếm ký sinh

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm