1.Vai trò của nuôi thủy sản với đòi sống và kinh tế con người. 2.Cho biết tính chất chính chính của nước nuôi thủy sản 3.Nêu các loại thức ăn của thủy sản 4.Cho biết biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản 5.Cho biết biện pháp phòng bệnh cho thủy sản 6.Trong chăn nuôi thủy sản,tại sao việc phòng bệnh lại được đặt lên hàng đầu ? :))

1 câu trả lời

1

Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội:

– Cung cấp thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác.

– Làm sạch môi trường nước.

2

Tính chất của nước nuôi thủy sản :

Tính chất lí học :

 Nhiệt độ :

 Sự phân hủy các chất hữu cơ.

– Sự tỏa nhiệt của đất ở đáy ao.

Quảng cáo

– Nguyên nhân chính là cường độ chiếu sáng của mặt trời.

* Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm cá.

Độ trong :

– Độ trong là tiêu chí đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thủy sản.

– Là biểu thị mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.

Màu nước : – Màu nõn chuối hoặc vàng lục.

– Màu tro đục, xanh đồng. Màu đen, mùi thối.

Sự chuyển động của nước :

– Có 3 hình thức chuyển động : sóng, đối lưu, dòng chảy.

3

Thức ăn công nghiệp

Là thức ăn chuyên biệt được sản xuất từ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Có hai loại thức ăn công nghiệp là thức ăn dạng chìm để nuôi giáp xác, một số loài cá ăn chìm và thức ăn công nghiệp dạng nổi sử dụng để nuôi cá. 

Thức ăn tự nhiên

Thức ăn tự nhiên bao gồm thực vật phù du (tảo khuê, tảo lục…), động vật phù du (luân trùng, trứng nước, giáp xác chân chèo…). Thức ăn tự nhiên rất quan trọng đối với rất nhiều loài cá, giáp xác và thân mềm, đặc biệt ở giai đoạn đầu đời do chúng có kích thước nhỏ phù hợp với kích cỡ miệng của ấu trùng và rất giàu dinh dưỡng. 

Thức ăn tự chế

Loại thức ăn này được người nuôi tự chế biến theo quy trình đơn giản. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng rau xanh, cỏ, cá tạp, cám gạo… và phối trộn theo công thức. Sau đó thức ăn có thể được nấu chín rồi cho cá ăn, hoặc được phun nước ẩm rồi đưa vào máy ép viên, phơi khô cho cá ăn dần. Thức ăn tự chế giúp tận dụng các phụ phẩm hay các nguyên liệu sẵn có ở gia đình và địa phương, có chi phí thấp, chủ động sản xuất. 

4

Một số biện pháp ở địa phương em về bảo vệ môi trường thuỷ sản :

- Lắng (lọc) lọc nước bằng bể lọc lớn, có thể tích từ 200 đến 1.000m3 để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày các chất lắng đọng ở phía đáy ao. Nước sạch phần trên dùng để nuôi cá.

- Dùng hoá chất khử độc như: Khí clo, vôi clorua, formon dể diệt khuẩn, những hóa chất này rẻ, dễ kiếm.

5

Các biện pháp:

- Thiết kế ao nuôi hợp lý, có hệ thống cấp, thoát nước tốt 

- Trước khi thả tôm cá cần phải tẩy, dọn ao bằng vôi bột 

- Cho tôm cá ăn đầy đủ để tăng sức đề kháng 

- Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của cá để xử lý kịp thời 

- Dùng thuốc phòng chữa mùa tôm, cá dễ mắc bệnh để hạn chế và phòng ngừa bệnh phát sinh

6Phải coi trọng việc phòng bệnh cho động vật thủy sản vì: Tôm, cá số lượng nhiều ,sống dưới nước khó bắt để kiểm tra và chữa bệnh. Khi chữa thì rất tốn kém.








Câu hỏi trong lớp Xem thêm