1.So sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ 2.Vai trò của rừng Amazôn 3.Làm bài thực hành / Trang 139 Làm ơn các bn hãy giúp mình ! Please ;..(
2 câu trả lời
1. So sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ:
- Giống nhau :
+ Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
- Khác nhau :
+ Bắc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
2. Vai trò của rừng Amazôn
*Vai trò:
- Rừng Amazon đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng mưa ở Nam Mỹ.
- Rừng nhiệt đới Amazon giúp ổn định nhiệt độ toàn cầu.
- Lá phổi siêu to khổng lồ giúp lọc bụi bẩn cũng như cung cấp oxy cho sự sống
- Di sản thiên nhiên của nhân loại.
- Vùng dự trữ sinh học quý giá.
- Tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
3. Làm bài thực hành / Trang 139
Câu hỏi 1. Giải bài tập 1 Bài 46 trang 139 sgk Địa lí 7
Quan sát hình 46.1, cho biết các vành đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây dãy An-đet.
*Trả lời:*
Thứ tự các đai thực vật theo chiều cao của sườn tây An-đet:
– Thực vật nửa hoang mạc từ độ cao 0 – 1000m.
– Cây bụi và xương rồng từ độ cao 1000 – 2400m.
– Đồng cỏ cây bụi từ 2400 – 3300m.
– Đồng cỏ núi cao từ 3300 – 5000m.
– Băng tuyết trên 5000m.
Câu hỏi 2. Giải bài tập 2 Bài 46 trang 139 sgk Địa lí 7
Quan sát hình 46.2:
– Cho biết thứ tự các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đet.
– Từng đai thực vật được phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào?
*Trả lời:*
Thứ tự các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đet:
– Rừng nhiệt đới từ độ cao 0 – 1000m.
– Rừng lá rộng từ độ cao 1000 – 1300m.
– Rừng lá kim từ độ cao 1300 – 3000m.
– Đồng cỏ từ độ cao 3000 – 4000m.
– Đồng cỏ núi cao từ độ cao 4000 – 5300m.
– Băng tuyết từ độ cao trên 5300m.
Câu hỏi 3. Giải bài tập 3 Bài 46 trang 139 sgk Địa lí 7
Quan sát các hình 46.1 và 46.2, cho biết: Tại sao từ độ cao 0 – 1000m, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn sườn tây là thực vật nửa hoang mạc?
*Trả lời:*
Do sườn đông có mưa nhiều hơn sường tây:
– Sườn đông đón gió Tín phong từ biển thổi vào nên mưa nhiều rừng nhiệt đới phát triển.
– Sườn tây mưa ít do dòng biển lạnh Pê-ru, mưa ít nên phổ biến alf thực vật nửa hoang mạc.
Câu 1
– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
Câu 2
- Rừng Amazon đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng mưa ở Nam Mỹ.
- Rừng nhiệt đới Amazon giúp ổn định nhiệt độ toàn cầu.
- Lá phổi siêu to khổng lồ giúp lọc bụi bẩn cũng như cung cấp oxy cho sự sống
- Di sản thiên nhiên của nhân loại.
- Vùng dự trữ sinh học quý giá.
- Tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 3
Từ độ cao 0 m – 1000 m, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc, vì sườn đông An – đét mưa nhiều hơn ở sườn tây. Sườn đông mưa nhiều hơn vì ảnh hưởng của gió Mậu Dịch từ biển thổi vào. Sườn tây mưa ít hơn vì ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê – ru làm cho khối khí từ biển vào bị mất hơi nước, biến tính trở nên khô.
chúc bn học tốt!
Ko bt câu 3 sách có giống của bn ko nhưng mong bn cho 5* + ctlhn!