1.Kể tên các bệnh do giun sán kí sinh gây nên? Nêu biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người? 2.Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đốt thích nghi với lối sống chui rúc trong đất.Vai trò của giun đất? 3.Kể tên các đại diện của ngành thân mềm.Kể tên 1 số đại diện sâu bọ. 4.Nêu đặc điểm của châu chấu làm nó gây nên thang họa châu chấu? 5. Tại sao trong quá trình sinh trưởng và phát triển các đại diện ngành chân khớp lột xác 6. Nêu các biện pháp diệt trừ sâu bọ, theo em biện pháp nào phù hợp nhất vì sao?
2 câu trả lời
Trả lời:
1.Kể tên các bệnh do giun sán kí sinh gây nên? Nêu biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người?
- Các bệnh do giun sán kí sinh thường gặp: bệnh giun đũa, bệnh giun móc, bệnh giun tóc ( truyền qua đất ); các bệnh do sán lá gan, sán phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn, giun đũa chó, mèo ( truyền từ động vật sang con người )
- Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người là:
+ Ăn chín, uống sôi.+ Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với động vật hay lam vườn,...+ Giữ vệ sinh cá nhân và thường xuyên vệ sinh nhà cửa.+ Tập thói quen tẩy giun định kì 6 tháng một lần.+ Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.+ Diệt trừ ruồi nhặng.+ Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.+ Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.
2.Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đốt thích nghi với lối sống chui rúc trong đất. Vai trò của giun đất?
- Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:
+ Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
+ Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
+ Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
+ Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
+ Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
- Vai trò của giun đất:
+ Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
+ Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, tăng độ phì nhiêu cho đất.
+ Giun đất giúp đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất
3. Kể tên các đại diện của ngành thân mềm.Kể tên 1 số đại diện sâu bọ.
- Các đại diện của ngành thân mềm: trai, hến, ốc sên, bạch tuộc ,mực ống,...
- Một số đại diện sâu bọ: Bọ ngựa, chuồn chuồn, ong, kiến, mối, bướm, dế, đom đóm, cào cào, tằm ,mọt, ruồi ,muỗi, bọ hung, cánh cam, bọ rầy, gián, ve sầu, bọ vẽ, chấy, rận, ...
4. Nêu đặc điểm của châu chấu làm nó gây nên thảm họa châu chấu?
Vì châu chấu có thể thích nghi nhanh theo các điều kiện tự nhiên khác nhau -> sinh sôi mạnh mẽ và đặc tính háu ăn vốn có ở châu chấu ( nhờ cơ miệng khỏe ).
5. Tại sao trong quá trình sinh trưởng và phát triển các đại diện ngành chân khớp lột xác?
Vì động vật ngành chân khớp có lớp vỏ ki tin, lớp vỏ này cản trợ sự phát triển, lớn lên của chúng. Vì vậy, sau mỗi lần sinh trưởng, các đại diện ngành chân khớp thường lột xác để có thể lớn lên. Thời gian sau đó, lớp vỏ kitin mới được hình thành bao bọc cơ thể.
6. Nêu các biện pháp diệt trừ sâu bọ, theo em biện pháp nào phù hợp nhất vì sao?
Các biện pháp diệt từ sâu bọ là:
+ Biện pháp hóa học: sử dụng các loại thuốc hóa học như:
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc phòng trừ và đặc trị các loại sâu
- Thuốc đặc trị bọ trĩ
- Thuốc phòng trừ và đặc trị nhện
+ Biện pháp sinh học:
- Sử dụng các loại sinh vật như ong mắt đỏ, nấm, bọ rùa, ếch, chim,… để tiêu diệt sâu bệnh hại.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học , chế phẩm nấm đối kháng , chế phẩm tuyến trùng, chế phẩm hoá sinh,...
+ Biện pháp thủ công:
- Dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành, lá bị bệnh
- Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
Theo em, biện pháp sinh học là phù hợp nhất vì biện pháp này đem lại hiệu quả cao, an toàn cho cả con người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường.
< Chúc bạn học tốt >
< Nếu được thì choa mik xin 5 star và câu trả lời hay nhất nhé, gõ hư bàn phím lun rồi :)>
1.Kể tên các bệnh do giun sán kí sinh gây nên? Nêu biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người?
=> Các bệnh lây truyền từ động vật qua người chủ yếu là các loại sán: sán lá gan, sán phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn, giun đũa chó, mèo…Bệnh giun truyền qua đất do ba loại giun tròn gồm: Giun đũa, giun móc và giun tóc gây ra. Ngoài ra còn giun đũa, giun kim, giun chỉ…sán lá gan, sán Bã trầu, sán dây, sán lá máu,…
Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…
Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun.
2.Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đốt thích nghi với lối sống chui rúc trong đất.Vai trò của giun đất?
=> Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:
- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
3.Kể tên các đại diện của ngành thân mềm.Kể tên 1 số đại diện sâu bọ.
=> - Mực, trai sông, sò, ốc sên, ốc bươu vàng, ốc gạo,......
- bướm cải
- mọt gỗ
- bọ ngựa, bọ hung, bọ rầy
- chuồn chuồn
- ve sầu
- ong mật
- muỗi, ruồi
4.Nêu đặc điểm của châu chấu làm nó gây nên thang họa châu chấu?
=> bao gồm 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiệt độ, nguồn thức ăn và loài mà thời gian hoàn thành vòng đời sẽ khác nhau. Vòng đời của châu chấu thường kéo dài khoảng một năm.
5. Tại sao trong quá trình sinh trưởng và phát triển các đại diện ngành chân khớp lột xác
=> Vì động vật ngành chân khớp có lớp vỏ ki tin, lớp vỏ này cản trợ sự phát triển, lớn lên của tôm. Vì vậy, sau mỗi lần sinh trưởng, tôm thường lột xác để có thể lớn lên. Thời gian sau đó, lớp vỏ kitin mới được hình thành bao bọc cơ thể.
6. Nêu các biện pháp diệt trừ sâu bọ, theo em biện pháp nào phù hợp nhất vì sao?
=> Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.
Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.