1.Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh và trùng biến hình ? 2.Nơi kí sinh ,con đường truyền dịch bệnh, tác hại và biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị và bệnh sốt rét ? 3.Hình dạng ngoài, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức ? 4.Hình dạng, lối sống, dinh dưỡng, kiểu tổ chức cơ thể của sứa, san hô, hải quỳ? 5.So sánh hình thức sinh sản của san hô và thủy tức?
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
câu1:
1- Cấu tạo và di chuyển
- Cơ thê trùng roi xanh là một tế bào có kích thước hiến vi (= 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyến.
Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trừ (nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết anh sáng (hình 4.1).
2. Dinh dưỡng
ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sông được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi ả dị dưỡng).
Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
3. Sinh sản
Nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản, nhân phàn đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.
câu3:
+hình trụ dài, trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua,dưới có để bám
+ cơ thể đối xứng tỏa tròn
Di chuyển
+ di chuyển kiểu sau đo, lộn đầu
Dinh dưỡng
+ Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng
+ quá trình tiêu hóa được thực hiện trong ruột túi
+ chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng
+ sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể
Sinh sản
+ sinh sản vô tính: mọc chồi, Tái Sinh
+ sinh sản hữu tính hình thành tế bào sinh dục đực,cái
câu4:
1)
Trùng roi xanh:
– Cấu tạo : cơ thể chỉ là 1 tế bào, có kích thước hiển vi gồm :Màng sinh chất ,chất tế bào,nhân
-Hình thoi
-Đuôi nhọn , đầu tù
-Di chuyển , roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển
-Dinh dưỡng : Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng,Dị dưỡng khi ko có ánh sáng
-Hô hấp qua màng tế bào
-Bài tiết : ko bào co bóp
-Sinh sản : sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc
Trùng biến hình:
-Cấu tạo : là động vật đơn bào , cơ thể ko xác định đc
-Di chuyển và bắt mồi: bằng chân giả
-Dinh dưỡng: Tiêu hóa nội bào nhờ ko bào tiêu hóa
-Sinh sản : vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
2)*Bệnh kiết lị:
-Nơi kí sinh:ở thành ruột người
-Con đg truyền dịch bệnh:Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa người → ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác → gây ra các vết lở loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.
-Tác hại:Làm giảm lượng hồng cầu trong máu của người nhiễm bệnh, khiến người bệnh mất sức đề kháng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, làm loét đường ruột. Trùng kiết lị có thể gây ra bệnh kiết lị cho con người
-Biện pháp phòng chống:ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.
*Bệnh sốt rét:
-nơi kí sinh:trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen
-Con đg truyền dịch bệnh:theo đường máu, truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheles
-Tác hại: Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu. - Gan to, lách to. - Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh
-biện pháp phòng tránh:Mắc màn khi đi ngủ.Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.
3)-Hình dạng ngoài:
+hình trụ dài, trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua,dưới có để bám
+ cơ thể đối xứng tỏa tròn
Di chuyển
+ di chuyển kiểu sau đo, lộn đầu
Dinh dưỡng
+ Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng
+ quá trình tiêu hóa được thực hiện trong ruột túi
+ chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng
+ sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể
Sinh sản
+ sinh sản vô tính: mọc chồi, Tái Sinh
+ sinh sản hữu tính hình thành tế bào sinh dục đực,cá
4)Sứa:
-Dinh dưỡng: dị dưỡng ( bắt mồi bởi các xúc tua )
-Sinh sản : hữu tính
Hải Quỳ:
-Dinh dưỡng : dị dưỡng ( trên thân có nhiều tế bào gai độc và có nhiều tua )
-Sinh sản : bằng cách mọc chồi ( giống thuỷ tức ) từ chồi tách ra thành hải quỳ con
Thuỷ tức :
-Dinh dưỡng : dị dưỡng ( bắt mồi bằng gai độc )
-Sinh sản: Có 3 hình thức sinh sản là ( mọc chồi, sinh sản hữu tính, tái sinh )
+ Mọc chồi: Chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống tự lập
+ Sinh sản hữu tính : Tế bào trứng được tinh trùng của thuỷ tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành thuỷ tức con
+ Tái sinh: Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra
San hô :
-Dinh dưỡng : dị dưỡng ( nhờ vào các tế bào và gai độc )
-sinh sản: hữu tính
5)-San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
-Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập