1.Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh và trùng biến hình ? 2.Nơi kí sinh ,con đường truyền dịch bệnh, tác hại và biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị và bệnh sốt rét ? 3.Hình dạng ngoài, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức ? 4.Hình dạng, lối sống, dinh dưỡng, kiểu tổ chức cơ thể của sứa, san hô, hải quỳ? 5.So sánh hình thức sinh sản của san hô và thủy tức? 6.Nơi sống, cấu tạo, dinh dưỡng vòng đời của sán lá gan ?Cho biết vật chủ chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan? 7.Nơi kí sinh của sán lá máu, sán bã trầu, sán dây? Do đâu mà mắc những bệnh đó ? 8. Cấu tạo ngoài và vai trò lớp vỏ cuticin của giun đũa ? Vòng đời của giun đũa ? 9. Nơi sống , hình dạng ngoài và di chuyển của giun đất ? Tại sao khi trời mưa lớn giun đất thường chui lên mặt đất? 10.Đặc điểm chung của ngành; Động vật nguyên sinh, Ruột khoang, giun dẹp giun tròn, giun đốt ?

1 câu trả lời

1. 

- trùng roi xanh

+ cấu tạo : cơ thể là 1 tế bào kích thước hiển vi (=0.5mm)

hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một chiếc roi dài.

+ di chuyển : nhờ roi ( hướng thẳng tiến )

+ dinh dưỡng : tự dưỡng khi có ảnh sáng ( tự tổng hợp chất hữu cơ)

di dưỡng : lấy thức ăn qua màng tế bào

không bào co bóp đẩy chất thải ra ngoài.

+ hô hấp : trao đổi khí qua màng tế bào.

+ sinh sản : tế bào tích lũy chất để chuẩn bị cho quá trình phân đôi

nhân và roi phân đôi

chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi ( điểm mắt , không bào, hạt diệp lục,..)

tế bào bắt đầu tách đôi

tế bào tiếp tục tách đôi

-> 2 tế bào con được hình thành 

=> sinh sản phân đôi theo chiều dọc cơ thể

- trùng biến hình :

+ cấu tạo : có kích thước nhỏ (0,01 -> 0,05mm)

là cơ thể đơn bào

+ di chuyển : dồn chất nguyên sinh về 1 phía -> hình thành chân giả 

+ dinh dưỡng : khi một chân giả tiếp cận mồi ( tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ,..)

lập tức hình thành hai chân giả vồ lấy mồi

hai chân giả kéo dài -> nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh

không bào tiêu hóa tạo thành, bao lấy mồi  -> tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa

2.

- kiết lị :

+ nơi kí sinh, con đường truyền bệnh : theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa của con người

truyền bệnh qua thức ăn, phân. kí sinh thành ruột người.

+ tác hại : người bị bệnh đau bụng, đi ngoài ra máu và sệt như nước mũi

+ biện pháp: giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sơ chế thực phẩm kĩ trước khi sử dụng. ăn chín uống sôi.

- sốt rét : 

+ con đường truyền bệnh, nơi kí sinh:  thành ruột, máu người, nước bọt muỗi anophen.  con đường truyền bệnh là muỗi anophen

+ tác hại : người bệnh bị sốt nhưng run cầm cập. chúng có cách sinh sản giống nhau -> sốt rét cách nhật.

+ cách phòng tránh : phát quang bụi rậm quanh nhà. diệt muỗi và bọ gậy. mắc màn khi đi ngủ. sử lý các ao tù nước đọng.

3.

+ hình dạng ngoài:  có hình trụ dài. phần dưới là đế, phía trên có nhiều tua miệng. là cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ di chuyển: sâu đo và lộn đầu

+ dinh dưỡng : các tua miệng quờ quạng xung quanh. khi tiếp cận được con mồi ->phóng tế bào gai để làm tê liệt con mồi, đưa nó vào lỗ miệng. tế bào tuyến tiết dịch tiêu hóa để phân giải con mồi

=> các chất cặn bã sẽ được thải ra từ lỗ miệng.

+ sinh sản: sinh sản vô tính ( mọc chồi)

sinh sản hữu tính ( thụ tinh)

tái sinh ( tái sinh cơ thể toàn vẹn bằng 1 phần cơ thể cắt ra.

4. 

-sứa:  cấu tạo giống thủy tức

co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng về phía ngược lại ( di chuyển )

- hải quỳ : hình trụ, dài từ 2->5cm, màu sắc đa dạng. cấu tạo và di chuyển giống thủy tức.

-san hô: hình trụ, nhánh nhỏ, màu sắc đa dạng. thích nghi đời sống cố định

sinh sản mọc chồi, các cơ thể con có khoang ruột thông với nhau -> tập đoàn san hô.

tập đoàn san hô có khoang sương đá vôi, cơ thể gắn với nhau tạo thành hình khối nhất định

5. 

- thủy tức : tách ra để sống độc lập.

- san hô : chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển -> tập đoàn.

6.

- nơi sống : kí sinh ở gan và mật trâu bò làm chúng gầy rạc và chậm lớn.
- cấu tạo :
Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, màu đỏ máu.

Mắt, lông bơi tiêu giảm. Ngược lại các giác bám phát triển.

Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.

- dinh dưỡng : Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hoá vừa dần chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu môn.
- vòng đời :
Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4 000 trứng mỗi ngày).

Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.

Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan

- vật chủ trung gian :  vật chủchính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu; người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh; vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnaea.

7.

- sán lá máu : kí sinh trong máu người. ấu trùng chui qua da người khi tiếp xúc vùng nước ô nhiễm.

- sán bã trầu : kí sinh ở lợn khi ăn phải kén sán có lẫn trong rau, bèo.  vật chủ trung gian là ốc gạo, ốc mút

- sán dây : kí sinh ở người và cơ bắp trâu bò.  trâu, bò ăn phải, ấu trùng phát triển thành nang sán

8.

- cấu tạo ngoài : có hình trụ, thuôn 2 đầu ( giun cái dài khoảnh 25cm, giun đực có đuôi cong)

- lớp vỏ cuticun giúp bảo vệ nó khỏi tác động của dịch tiêu hóa trong ruột non.

- vòng đời ( hình ảnh )

9.

- nơi sống : đất ẩm ở rừng, ruộng, nương rãy,...

- hình dạng ngoài: cơ thể phân đốt, chia làm 2 phần:

+ phần đầu ( lỗ miệng, vòng tơ ở mỗi đốt, lỗ sinh dục cái, lỗ sinh dục đực

+ phần đuôi ( hậu môn )

- di chuyển : giun chuẩn bị bò

-> thu mình làm phồng đầu, thun đuôi

-> dùng thân, vòng tơ làm chỗ dựa và thun đầu về trước.

-> thu mình làm phồng đầu, thun đuôi.

- giải thích : Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở. Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó.

10. 

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:

-         Kích thước hiển vi, cấu tạo từ 1 tế bào

-         Đa số sinh sản vô tính = cách phân đôi cơ thể

Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:

-         Đối xứng tỏa tròn, có tế bào gai tự vệ

-         Ruột túi, thành cơ thể có 2 lớp tế bào

Đặc điểm chung của ngành giun dẹp:

-         Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên, phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng.

VOTE MÌNH NHA :< MÌNH SOẠN CÁI NÀY HƠN 1 TIẾNG :((

Câu hỏi trong lớp Xem thêm