1.Bên ngoài giun đũa có lớp bảo vệ gì ? 2. Tại sao mài vào vỏ trai thấy mùi khét ? 3. Tại sao nhiều ao thả cá không thả trai nhưng vẫn có trai sống ? 4. Ốc sên có tập tính gì ? 5. Nêu quá trình chăng lưới ở nhện ? 6. Châu chấu có mấy phần, đó là những phần nào 7. Hóa thạch của vỏ ốc hoặc sò có ý nghĩa gì ? ( Trả lời ngắn gọn như trắc nghiệm thôi nha )

2 câu trả lời

1. Bên ngoài giun đũa có lớp bảo vệ bằng chất cuticun.

2. Vì phía ngoài của vỏ trai là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các loài động vật khác nên khi mài nóng cháy thì sẽ ngửi thấy mùi khét.

 (Trong vỏ trai có chất sừng,khi mài vỏ trai tạo ra ma sát làm vỏ nóng cháy,chất sừng bị đốt tạo ra mùi khét)

3. Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường.

4. Tập tính của ốc sên:
- Tập tính đẻ trứng và hang đất có ý nghĩa:
+ Bảo vệ trứng khỏi cấc loài vật khác
+ Nhờ nhiệt độ của đất trứng có thể đẻ được
+ Ốc sên tự vệ bằng cách là chui mình vào vỏ.

5. Quá trình chăng lưới diễn ra như sau:

- Chăng dây tơ khung → Chăng dây tơ phóng xạ → Chăng các sợi tơ vòng → Chờ mồi

6. Cơ thể châu chấu có 3 phần : Đầu, ngực và bụng 

7. Có giá trị về mặt địa chất.

Xin hay nhất ạ!!!!!!!

1.Bên ngoài giun đũa có lớp bảo vệ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

2.Tại vì phía ngoài của vỏ trai là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các loài động vật khác nên khi mài nóng cháy thì sẽ ngửi thấy mùi khét.

3.Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

4. Ốc sên có tập tính đào hốc sâu và đẻ trứng

5.Qua trình: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi.

6.Châu chấu có 3 phần : Đầu, ngực và bụng.

7.Hóa thạch của vỏ ốc hoặc sò có ý nghĩa có giá trị về mặt địa chất