10. Nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ? *11. So sánh địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ? 12. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam MI 13. Giải thíhh vì sao dải đất duyên hải phía Tây lại có hoang mạc? 14. Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ như thế nào? 15. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ? 16. Đặc điểm ngành trồng trọt ở các nước Trung và Nam Mĩ? 17. Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ? 18. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazôn?
2 câu trả lời
10.
Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần:
- Phía Tây:
- Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
- Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
- Ở giữa:
- Địa hình rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata
- Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
- Phía Đông:
- Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
- Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới ẩm.
12.
Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:
- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn.
- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
- Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét
13.Sở dĩ, dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
14.
Ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ đều đang thực hiện quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, tính chất đô thị hóa ở hai khu vực này hoàn toàn khác nhau.
- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị
15.
- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.
16.Trồng trọt :
+Chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả
+Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
-Ngành trồng trọt mang tính độc canh ( lệ thuộc vào nước ngoài)
-Phần lớn Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm nước ngoài
-Đánh bắt cá
17.
– Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm…
– Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.
– Ở các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả…
18.Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon vì:
- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Việc khai thác rừng Amazon đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng Amazon bị hủy hoại nhiều, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu
Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần:
- Phía Tây:
- Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
- Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
- Ở giữa:
- Địa hình rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata
- Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
- Phía Đông:
- Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
- Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới ẩm.
12.
Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:
- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn.
- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
- Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét
13.Sở dĩ, dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
14.
Ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ đều đang thực hiện quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, tính chất đô thị hóa ở hai khu vực này hoàn toàn khác nhau.
- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị
15.
- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.
16.Trồng trọt :
+Chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả
+Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
-Ngành trồng trọt mang tính độc canh ( lệ thuộc vào nước ngoài)
-Phần lớn Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm nước ngoài
-Đánh bắt cá
17.
– Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm…
– Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.
– Ở các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả…
18.Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon vì:
- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Việc khai thác rừng Amazon đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng Amazon bị hủy hoại nhiều, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu
chúc bạn học tốt