1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành Động vật nguyên sinh? 2. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang? 3. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất? Khi cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại sao có màu đỏ? Tại sao nói : Giun đất là bạn của nhà nông . 4. Tại sao trẻ em hay mắc bệnh về giun tròn, giun sán? Các biện pháp phòng tránh giun sán ký sinh ở người? 5. Nêu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

1 câu trả lời

1.

Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh là:

– Cơ thể có kích thước hiển vi.

– Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

– Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

– Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.

Vai trò của động vật nguyên sinh là:

- Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ sống trong nước.

- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.

- Làm sạch môi trường nước.

- Là vật chỉ thị cho các tầng đất có dầu lửa.

- Có ý nghĩa về mặt địa chất.

- Gây bệnh cho người và động vật.

2. 

đặc điểm:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn. 

+ Sống dị dưỡng.

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.khoang cơ thể rỗng (chưa phân hóa)

+ Ruột dạng túi. (gọi là ruột khoang)

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.

Vai trò:

* Lợi ích trong tự nhiên

- Ngành ruột khoang có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương, cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật.

- Ngành ruột khoang tạo ra một cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo và là điều kiện để phát triển du lịch như đảo san hô vùng nhiệt đới.

* Lợi ích đối với đời sống

- Ngành ruột khoang là nguyên liệu dùng để làm đồ trang sức, trang trí như vòng tay, vòng cổ… làm bằng san hô.

- Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

- Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô

- Làm thực phẩm: gỏi sứa

3. - Chất lỏng màu đỏ là máu của giun. Máu của giun có màu đỏ vì trong máu có huyết sắc tố, có thành phần hemoglobin trong đó có nhân sắt làm máu có màu đỏ.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán.
Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.
Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam), người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
Các biện pháp phòng bệnh giun sán
Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. 
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
-  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

5.San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhauThủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn  có đời sống độc lập.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm