1. Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? 2. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu can xi và sắc tố của tôm 3. Động vật lớp giáp xác có cơ thể phân tính. Em hãy nêu đặc điểm phân biệt con đực và con cái ở các loài sau: tôm, cua. 4. Em hãy xác định tên của các loài trong lớp giáp xác qua các câu thơ gợi ý? a. Đầu giống khóm trúc Lưng giống khúc rồng Sống da trắng tuyết, Chết lại đỏ hồng. b. Cũng dòng dõi họ tôm, Ai nghe cũng sợ oai danh cọp rừng c. Không làm thợ cũng có kìm, Quần áo không mặc lại mang yếm dày, Thân hình trông đến là hay, Đầu đuôi chẳng có mình đầy những chân d. Có gạch mà chẳng xây nhà, Đào hầm đào hố nhẩn nha ngoài đồng, Địu con trăm đứa trong lòng, Vung hai lưỡi kiếm lên không giữ mình. 5. Tôm hùm đất theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là loài thủy sinh sống bò dưới đáy, ăn tạp, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao. Loài tôm hùm này ăn cả động sống lẫn động vật chết và thực vật. Việc cạnh tranh nguồn thức ăn trực tiếp với sinh vật bản địa như vậy có thể khiến những loài tôm, cá đặc trưng biến mất. ngoài ra, với đôi càng to khỏe màu đỏ, tôm hùm đất dễ dàng cắt ngang thân cây lúa hay phá hoại búp cây non, thủy sinh, tạo ra mối huy hại cho môi trường và tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Loài tôm càng đỏ này không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là sinh vật ngoại lai xâm hại. Theo đó, việc kinh doanh tiêu thụ loài tôm này là vi phạm quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản. (Theo báo zing.vn ngày 24/05/2019). Em hãy cho biết: a) Tôm hùm đất có tập tính gì? b) Tại sao tôm hùm dất được xác định là sinh vật ngoại lai xâm hại?

2 câu trả lời

1.

Trong quá trình lớn lên, tôm phải lột xác nhiều lần vì tôm có lớp vỏ kitin rắn chắc, không đàn hồi, không lớn lên cùng cơ thể, ngăn cản sự lớn lên. Vì vậy, muốn lớn lên, chúng phải lột xác để thay đổi lớp vỏ kitin sao cho phù hợp với hình dạng mới.

2.

-Vỏ kitin giàu canxi giúp tôm tạo thành bộ xương ngoài rắn chắc bảo vệ được cơ quan bên trong.

-Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

3.

*Tôm:

- Con đực:

+ Cơ quan sinh dục chính nằm ở phía trong phần đầu ngực.

+Bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2.

+Lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5, tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.

-Con cái:

+ Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3.

+ Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.

*Cua:

- Con đực:

+Mai đậm màu , mình mai dài thanh thoát 

+ Càng cua rộng và to

+ Yếm nhỏ, hẹp

-Con cái:

+ Mai màu nhạt, rộng và trông tròn bầu

+Càng cua nhỏ

+Yếm vuông tròn hình bầu dục, rộng

4.

a, Tôm

b, Tôm hùm

c, Cua, ghẹ

d, Cua

5.

a, Tập tính của tôm hùm đất là:

+ Sống ẩn nấp trong các rễ cây ven bờ ao, hồ, sông và 

+ Ưa đào hang sâu đến 1 - 2 m nên có khả năng phá hủy các công trình đê điều, thủy lợi.

b, Vì:

+ Chúng ăn tất cả thủy sinh, khiến những loài tôm, cá đặc trưng có thể biến mất và gây hậu quả nặng nề cho ngành nông nghiệp.

$\color{pink}{\text{@phungvong}}$

Chúc bạn học tốt!

1  Ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì tôm có lớp vỏ kitin cứng, lớp vỏ cứng đó không lớn lên cùng với cơ thể được → lột xác nhiều lần, để lớn lên. - Tôm cái ôm trứng có tác dụng bảo vệ trứng

2

+Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong.

+Nhờ sắc tố trên vỏ, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

3 TÔM : Tôm đực khác tôm cái về kích thước lớn đôi kìm to và dài

   CUA :  phần vỏ nằm ở giữa càng cua, là cua đực, phần vỏ sẽ có màu đậm hơn cua cái

4 a) là con tôm 

   b) con hùm hay con tôm hùm 

   c) con cua , con ghẹ

   d) con cua 

5 a) Cả tôm càng đỏ và tôm hùm đất có chung tập tính sống ẩn nấp trong các rễ cây ven bờ ao, hồ, sông và với đặc tính ưa đào hang sâu đến 1 - 2 m nên có khả năng phá hủy các công trình đê điều, thủy lợi

b) vì  đây chính là mối nguy đối với các loài sinh vật bản địa; làm mất cân bằng sinh thái và có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm