1. Tại sao lại người ta lại chia ra chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật ? 2. Tại sao tàu có thể nổi trên mặt nước còn cây kim thì không?
2 câu trả lời
Đáp án:
Nếu cùng vứt một quả bóng và một thanh sắt xuống nước, chắc chắn 100% thứ duy nhất bạn có thể nhìn thấy sau đó là quả bóng đang nổi trên mặt nước còn thanh sắt kia sẽ biến mất ngay lập tức xuống dưới đáy hồ (hoặc đáy sông, đáy biển...).
Lý giải cho điều này cực kỳ đơn giản, thanh sắt quá nặng để có thể nổi được. Hơn thế nữa, quả bóng còn chứa không khí ở trong giúp nó nổi được trên mặt nước.
Vậy nếu đối tượng chúng ta xét tới cùng thanh sắt không phải là một quả bóng nhẹ tênh mà là một con tàu bằng kim loại nặng hàng trăm ngàn tấn thì sao?
Trong trường hợp đó, thanh sắt vẫn biến mất xuống dưới mặt nước chỉ trong một nháy mắt. Nhưng con tàu thì sẽ luôn nổi được trên mặt nước!
Đáp án:
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật có nhiều điểm khác biệt về con đường, phương thức chuyển hóa, chu trình, hợp chất trung gian... nên người ta chia ra để tìm hiểu.
Còn con tàu dù nặng hàng chục nghìn tấn nhưng rỗng bên trong, bề mặt tiếp xúc với nước lại lớn nên sức đẩy Acsimet lên tàu lớn, thắng được trọng lượng riêng nên tàu tất nhiên sẽ nổi. Cây kim tuy nhỏ nhưng trọng lượng riêng (trọng lượng/thể tích) lớn nên vẫn sẽ chìm