1. so sánh độ to, độ cao âm khi cho biên độ, tần số 2. giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến độ to, độ cao âm 3. giải thích một số hiện tượng liên quan đến âm phản xa, tiếng vang 4. giải thích một số hiện tượng liên quan đến môi trường truyền âm

2 câu trả lời

$\text{Đáp án + Giải thích các bước giải}$

$\text{1)}$

`-` Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

`-` Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

`-` Âm phát ra càng to khi biên độ dao động càng lớn.

`-` Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé.

$\text{2)}$

`-` Dựa vào giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn và ngưỡng đau để ta xác định được những âm thanh nào ta có thể nghe được bình thường hay những âm thanh nào không thể nghe được, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe để có phương án phòng tránh và bảo vệ tai.

`-` Nhiều người có tông giọng trầm là do dây thanh quản của người đấy dao động chậm, giọng cao là nhờ dây thanh quản dao động nhanh.

$\text{3)}$

`-` Một số loài động vật như cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để ước tính khoảng cách vật cản hay tìm mồi.

`-` Ở trong phòng, ta nghe âm to và rõ hơn là nhờ âm phản xạ. Âm phản xạ đến gần như cùng lúc với âm trực tiếp nên mang vai trò khuếch đại âm, làm cho âm to và rõ hơn.

$\text{4)}$

`-` Âm truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí. Người xưa thường áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa ở xa nhưng không để tai tự do vào không khí là do vận tốc truyền âm trong chất rắn nhanh hơn trong chất khí.

`-` Âm không thể truyền được trong chân không nên các phi hành gia thường mang đồ bảo hộ, bên trong có không khí và thiết bị nghe nói được đặt trong phần không khí đó. Cụng mũ vào nhau gây ra hiện tượng truyền âm trong chất rắn.

   `flower`

Đáp án + Giải thích các bước giải:

`1.`

Âm càng to khi biên độ giao động càng lớn 

Âm càng nhỏ khi biên độ giao động càng nhỏ 

Âm càng cao khi tần số giao động càng lơns

Âm càng trầm khi tần số giao động càng nhỏ 

`2` 

Ta có thể xác định được loại âm thanh lớn, gây có hại cho tai để khắc phục âm thanh đó 

Nghệ sĩ opera có thể hát với âm thanh có tần số giao động cao hơn người bình thường, khi ấy, chỉ với tiếng hát của mình họ có thể làm vỡ ly

`3.`

Âm phản xạ giúp ta có thể tính độ sâu của đáy biển 

Trong phòng nhỏ, ta nghe được âm phát ra lớn hơn do tiếng vang và âm trực tiếp gần như đến cùng `1` lúc nên ta nghe được âm to hơn là ở phòng lớn 

`4.`

Âm thanh truyền trong thanh ray của tàu nhanh hơn là âm truyền trong không khí 

Các phi hành gia thường chạm mũ vào nhau để nói chuyện vì chân không không truyền được âm.