1. Nơi sống, đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống của một số đại diện ngành giun ( giun đũa, sán lá gan, giun đất) 2. Nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng tránh các bệnh giun sán ký sinh
2 câu trả lời
CÂU 1:
-GIUN ĐŨA:
Cấu tạo ngoài:
+ Hình trụ dài 25 cm
+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun
không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non
người.
Cấu tạo trong:
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát
triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài và cuộn tròn.
-GIUN ĐẤT:
-Cấu tạo ngoài:
+Cơ thể dài, thuôn 2 đầu
+Cơ thể phphân đốt, có vòng tơ xung quanh mỗi đốt
+Có chất nhày bên ngoài cơ thể giúp da trơn
+Có đai sinh dục, lỗ sinh dục
-Cấu tạo trong:
+Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch
+Hệ tiêu hóa phân hóa rõ: Miệng, hầu, +thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột, hậu môn
+Hệ tuần hoàn kín gồm: mạch lưng, mạch bụng, mạch vòng vùng hầu(có vai trò như tim)
+Hệ thần kinh: kiểu chuỗi hạch
-Di chuyển:
+Cong, duỗi cơ thể, phồng, dẹp xen kẽ
+Vòng cơ làm chỗ dựa kéo cơ thể về 1 phía
CÂU 2:
Nguyên nhân mắc bệnh giun sán ở trẻ em
Ai cũng có thể mắc bệnh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim.
Trẻ có thể bị nhiễm giun sán qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện
Biện pháp phòng ngừa giun sán
Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…
Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không để trẻ đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của trẻ mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun.
Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít; Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi.
Đáp án:Giải thích các bước giải:
1. Nơi sống, đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống của một số đại diện ngành giun
+giun đũa
Nơi sống : ở ruột non của người
đặc điểm cấu tạo: Cơ thể giun đũa hình ống, có kích thước giống như một chiếc đũa (khoảng 25 cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.
+sán lá gan
Nơi sống: sán lá gan này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ.
đặc điểm cấu tạo ngoài : Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu. Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên mắt và lông bơi bị tiêu giảm.. Ngược lại, các giác bám phát triển
+giun đất
Nơi sống : Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ.
đặc điểm cấu tạo ngoài : Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất: – Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn. – Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò
______________________________________________________________________________________
2. Nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng tránh các bệnh giun sán ký sinh
⇒ nguyên nhân: Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, nguồn không khí bị ô nhiễm, tay bẩn. - Nuôi thú cưng (chó, mèo) dẫn đến bị nhiễm ấu trùng giun sán từ vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó
⇒ hậu quả : thiếu máu nặng do giun móc, giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ, ho ra máu do sản lá phổi, áp xe gan do sán lá gan lớn, viêm não, màng não có bạch cầu ái toàn tăng do giun tròn.
⇒ Cách phòng bệnh giun sán sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ. – Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. – Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch. – Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn
#$vhuyhoang0512$