1. Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? 2. Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì ? 3. Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Qúy Ly? 4. Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly. 5. Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?
2 câu trả lời
Câu 1 Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Nhà Hồ được thành lập khi nhà Trần suy sụp, không còn khả năng tiếp tục cai trị. Xã hội khủng hoảng sâu săc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa nền độc lập của dân tộc.
Câu 2 Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì ?
+ Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.
+ Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.
Câu 3 Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Qúy Ly?
– Những chính sách của Hồ Quý Ly là những chính sách tích cực, sáng tạo, thể hiện mưu lược của một nhà quân sự tài ba.
– Tuy nhiên, những chính sách này không thể phát huy hết tác dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vì không được quần chúng nhân dân ủng hộ.
Câu 4 Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
* Tiến bộ:
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Câu 5 Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?
- Hồ Quý Ly là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
- Tuy nhiên những cải cách đó không phù hợp với hoàn cảnh -> thất bại.
- Có năng lực nhưng không được lòng dân và để mất nước vào tay giặc Minh
<Chúc bạn học tốt>
Vote 5 * cho mình nhé và xin câu trả lời hay nhất nha
Câu 1
Nhà Hồ được thành lập khi nhà Trần suy sụp, không còn khả năng tiếp tục cai trị. Xã hội khủng hoảng sâu sắc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là khi ngoại xâm đang được đe dọa nền độc lập dân tộc.
Câu 2
- Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.
Câu 3
* Nhận xét:
- Những chính sách của Hồ Quý Ly là những chính sách tích cực, sáng tạo, thể hiện mưu lược của một nhà quân sự tài ba.
- Tuy nhiên, những chính sách này không thể phát huy hết tác dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vì không được quần chúng nhân dân ủng hộ.
Câu 4
- Mặt tiến bộ: Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguông thu nhập của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục, quân sự có nhiều tiến bộ, góp phần làm ổn định xã hội tình hình đất nước.
- Mặt hạn chế: Một số chính sách chưa thực hiện triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Câu 5
Hồ Quý Ly là người tài giỏi, yêu nước, thương dân, trong hoàn cảnh đất nước khủng hoảng, rối ren cuối triều Trần đã đứng lên – khi còn là một viên quan tiến hành cải cách đất nước. Đưa ra những chính sách tiến bộ, để lại nhiều bài học cho đời sau.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !