1. nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa lam sơn ? 2. nêu các tác phẩm văn học khoa học nước ta thời lê sơ ? 3. em có nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội nc ta thế kỉ 16-17 ? 4. vì sao đầu thế kỉ 18 kinh tế nông nghiệp còn có điều kiện phát triển ? 5. nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỉ 16 là gì ? 6. em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ 16 ?

2 câu trả lời

1, Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

2, Tác phẩm văn học khoa học nước ta thời lê sơ?

- Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn, thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng.
- Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

3, Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

4, Đầu thế kỉ 18 kinh tế nông nghiệp còn có điều kiện phát triển vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

- Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

- Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.

5, Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỉ 16 là:

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

6, Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỷ 16 là:

- Khởi nghĩa Trần Tuân ( cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

 - Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

1.- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

2.Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn, thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng.
Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

3.Tình hình chính trịxã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn: - Chính trịtình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài. - Xã hội: đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

4.- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

- Khí hậu  nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

5.- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

6.- Khởi nghĩa Trần Tuân ( cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

               Chúc bạn học tốt