1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” 2. Chỉ ra sự sáng tạo của nhà thơ trong bài thơ này 3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng cụm từ “ Ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến và “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

2 câu trả lời

$\text{1)}$

$\\-$ Hoàn cảnh sáng tác: được viết khi ông cáo quan về quê ở ẩn.

$\text{2)}$

$\\-$ Từ việc: không thể bắt được cá, gà; cà, cải, mướp, bầu cũng không có; đến trầu cũng không có.

$\rightarrow$ Sáng tạo trong bài thơ này là tác giả đặt bối cảnh một cách éo le, khó khăn.

$\text{3)}$

$\\-$ Giống nhau:

  $\\+$ Cách đọc giống nhau.

  $\\+$ Cùng bộc lộ được cảm xúc.

$\\-$ Khác nhau:

  $\\+$ Trong bài Qua Đèo Ngang, "ta với ta" chỉ $\text{1}$, chỉ sự cô đơn thầm lặng, nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả.

  $\\+$ Trong bài Bạn đến chơi nhà, "ta với ta" chỉ $\text{2}$, chỉ sự sum họp, niềm vui khi bạn đến thăm.

$^\circ$$~lala~$

1

Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống điền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉ đã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lòng mình

3

 So sánh cụm từ ''ta với ta'' giữa 2 bài thơ:

- Giống nhau:

+ Là sự trùng lặp của 2 nhà thơ nổi tiếng. Một người là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Còn người kia là nhà thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam.

+ Đều là cụm từ dùng để kết thúc hai bài thơ.

- Khác nhau:

+ Hai câu kết của 2 bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' và ''Qua đèo Ngang'' của 2 tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng về ý và tình hoàn toàn đối lập nhau.

+ Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ ''Ta với ta'' là sự bùng nổ về ý và tình trong việc tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy, cao lương, mỹ vị mà giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. ''Ta với ta'' là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp.

+ Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ ''Ta với ta'' khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà. ''Ta với ta'' chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẻ chia.