1)Kể tên các phương pháp thu hoạch, bảo quản chế biến nông sản? Cho VD? 2)Nêu điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam? 3)Nêu mục đích bảo vệ rừng? Nêu các hành vi bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng?

2 câu trả lời

1. Các phương pháp thu hoạch, chế biến nông sản:

Tùy vào loại cây, ta có thể thu hoạch theo các cách sau

+ Nhổ: su hào,...

+ Đào: khoai tây, khoai lang...

+ Cắt: lúa, hoa...

Tùy vào loại nông sản, ta có thể thu hoạch theo các cách sau

+ Sấy khô: đào, mít. ...

+ Chế biến thành bột mịn hay tinh bột: bột nghệ

+ Muối chua: dưa, cà...

+ Đóng hộp

Tùy vào loại nông sản, ta có thể thu hoạch theo các cách sau:

+ Bảo quản thoáng

+ Bảo quản kín

+ Bảo quản lạnh

2. Điều kiện khai thác rừng: 

+ Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng vì rừng còn lại chủ yếu ở nơi đất có độ dốc cao và có tác dụng phòng hộ.

+ Lượng gỗ khai thác chọn phải nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác. 

3. Mục đích bảo vệ rừng:

+ Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người.

+ Giữ gìn tài nguyên rừng và động thực vật rừng hiện có

+ Tạo điều kiện để rừng phát triển, cho sản phẩm cao

- Hành vi nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng: 

+ Cấm mọi hành vi phá rừng, gây cháy rừng.

+ Lấn chiếm đất rừng, mua bán lân nghiệp trái phép.

+ Săn bắt, buôn bán trái phép động thực vật quý hiếm.

~ Gửi bạn ~

1. Các phương pháp thu hoạch, chế biến nông sản:

- Thu hoạch:

+ Hái, trẩy: cam, quýt...

+ Nhổ: su hào, lạc...

+ Đào: khoai tây, khoai lang...

+ Cắt: lúa, hoa...

- Chế biến:

+ Sấy khô: chuối, mít...

+ Chế biến thành bột mịn hay tinh bột: bột nghệ

+ Muối chua: dưa, cà...

+ Đóng hộp

2. Điều kiện khai thác rừng: 

+ Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.

+ Khai thác kết hợp với việc trồng rừng, chăm sóc rừng.

+ Lượng gỗ khai thác chọn phải nhỏ hơn 35% lượng gỗ rừng khai thác. 

3. Mục đích bảo vệ rừng: giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người.

- Hành vi nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng: 

+ Chặt phá bừa bãi

+ Săn bắt, buôn bán trái phép động thực vật quý hiếm...