1. Giáo dục và văn hóa thời Lý có bước phát triển như thế nào? 2. Giáo dục, khoa học kỹ thuật thời Trần có bước phát triển như thế nào? 3. Khi nghe quân Nguyên có ý định xâm lược lần 2 nhà Trần chuẩn bị đi cho cuộc kháng chiến? *Làm ngắn thôi ạ

2 câu trả lời

Câu 1:

* Nhà Lý:

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều coi trọng Phật giáo.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

 Câu 2:

Khoa học:

- Sử học: Thành lập Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí

- Quân sự: Tác phẩm Binh thư yếu lược nổi tiếng ra đời.

- Y học: Có nhiều công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh về cây thuốc nam, và cách chữa bệnh bằng thuốc nam.

- Thiên văn học: có nhiều đóng góp tiêu biểu là nhà thiên văn học Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.

Kỹ thuật:

Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công đã chế tạo được súng thần cơ và đóng được các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

=> Nhận xét: Khoa học – Kỹ thuật có nhiều bước phát triển quan trọng hơn hẳn thời Lý. Đây chính là sản phẩm của một nền giáo dục phát triển.

Câu 3:

 *Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

- Chuẩn bị khác:

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).

Câu 1: 

* Nhà Lý:

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều coi trọng Phật giáo.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

Câu 3: 

- Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng mời các bậc phụ lão có uy tín về bàn các đánh giặc.

- Tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu và chia quân đóng giữ ở những nơi hiểm yếu.

- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc., quân sĩ thể hiện quyết tâm đánh giặc.

Câu 2: 

Khoa học:

- Sử học: Thành lập Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí

- Quân sự: Tác phẩm Binh thư yếu lược nổi tiếng ra đời.

- Y học: Có nhiều công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh về cây thuốc nam, và cách chữa bệnh bằng thuốc nam.

- Thiên văn học: có nhiều đóng góp tiêu biểu là nhà thiên văn học Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.

Kỹ thuật:

Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công đã chế tạo được súng thần cơ và đóng được các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

=> Nhận xét: Khoa học – Kỹ thuật có nhiều bước phát triển quan trọng hơn hẳn thời Lý. Đây chính là sản phẩm của một nền giáo dục phát triển.