1. Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? 2. Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? 3. Thức ăn được cơ thểvật nuôi tiêu hóa như thếnào? 4. Vai trò của thức ăn đối với cơ thểvật nuôi 5. Em hãy kểtên một sốphương pháp chếbiến và dựtrữthức ăn vật nuôi. 6. Em hãy kểtên một sốphương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ởđịa phương em?
2 câu trả lời
câu1
Có 3 nguồn gốc của thức ăn vật nuôi:
+ Nguồn gốc động vật: Bột cá,...
+ Nguồn gốc thực vật: Cám, ngô, sắn,...
+ Chất khoáng: Premic khoáng, Premic Vitamin.
câu2
- Thức ăn có nước và chất khô:
- Phần khô có: protein, gluxit, lipit, vitamin, chất khoáng.
câu3
Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như sau:
+ Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
+ Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin.
+ Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo.
+ Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
+ Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Ion khoáng.
+ Các Vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
câu 4
Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi:
- Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng để kiến tạo cơ thể.
- Tăng sức đề kháng
câu5
Phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:
- Phương pháp cắt ngắn với rau, cỏ; nghiền nhỏ với thức ăn hạt; thái lát với các loại củ; xử lí nhiệt với thức ăn có độc tố.
- Phương pháp đường hóa, ủ lên men với thức ăn giàu tinh bột.
- Kiềm hoá với thức ăn nhiều chất xơ như rơm, rạ.
- Phối trộn nhiều loại thức ăn, tạo thành thức ăn hỗn hợp.
* Phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi:
- Làm khô
- Ủ xanh
câu6
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein ở địa phương em:
+ Nuôi trồng thủy hải sản.
+ Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit ở địa phương em:
+ Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
1) Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và các chất khoáng.
2) Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu : + protein + lipit + gluxit + nước + khoáng và vitamin.
3)
- Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt trứng sữa, sừng, lông, da và cung cấp năng lượng làm việc cho vật nuôi
- Qua đường tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản, để vật nuôi dễ hấp thụ. Cụ thể: nước và vitaminđược hấp thụ thẳng qua vách rụt vào máu. Protein, lipit, gluxit, muối khoáng lần lược biến đổi thành axit amin, glyxerin và axit béo, đường đơn, I-on khoáng
4)
-Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triễn.
– Cung cấp các chất dinh dưỡng để kiến tạo cơ thể.
– Tăng sức đề kháng
5)
– Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.
– Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.
– Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu
– Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.
– Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.
6)
+ Nuôi trồng thủy hải sản.
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn từ động vật như giun đất, nhộng tằm.
+ Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.
– Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit:
+ Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.