1. Em có nhận xét gì về sự biến động của diện tích rừng, độ che phủ và diện tích đồi trọc từ năm 1943 đến năm 1995 2. Tại sao rừng lại có tác dụng bảo vệ môi trường?

2 câu trả lời

1 Từ tỷ lệ 43% năm 1943, độ che phủ rừng Việt Nam đã giảm liên tục trong 40 năm tiếp theo và chỉ còn 22% vào năm 1983. Theo ước tính, tốc độ mất rừng tự nhiên Việt Nam khoảng 185.000 ha/năm trong giai đoạn 1976-1990 . Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này được cho là do: tập quán canh tác nông nghiệp du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số; mở rộng sản xuất nông nghiệp gắn liền với thực hiện di dân, tái định cư sau giải phóng; khai thác gỗ thiếu bền vững tại các lâm trường quốc doanh, kể cả khai thác gỗ bất hợp pháp; thu hái lâm sản phục vụ cuộc sống, như củi đun; và rừng bị tàn phá trên quy mô lớn bởi chiến tranh 

Trong giai đoạn tiếp theo, một loạt các cải cách chính sách lâm nghiệp của nhà nước đã giúp độ che phủ rừng của Việt Nam tăng dần từ những năm 1990 đến nay. Diện tích rừng tăng thuần trong giai đoạn này nhờ vai trò rất quan trọng của các chính sách cải cách quản lý đất đai sau 

2

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Nói tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng.

1. Diện tích rừng, độ che phủ và diện tích đồi trọc từ 1943 đến 1995:

-Cụ thể, tổng diện tích rừng cả nước được ghi nhận vào năm 1945 là 14,3 triệu hécta. Tuy nhiên, đến năm 1995, rừng tự nhiên đã bị lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác quá mức, nên diện tích chỉ còn 8,25 triệu hécta.

- Độ che phủ giảm xuống chỉ còn 28,2%.

- Diện tích đất đồi trọc tăng lên.

=> Tài nguyên rừng đã suy giảm đáng kể, đó là điều mà người dân và Nhà nước phải cảnh tỉnh, phải điều chỉnh lại hành vi và ý thức để giữ gìn và bảo vệ rừng, cần khôi phục lại tài nguyên rừng.

2.Rừng có tác dụng bảo vệ môi trường vì:

-Tạo bóng mát, điều hòa khí hậu ( tạo ra khí õi, hấp thụ khí CO2, ngăn chặn bụi bặm,...)

-Ngăn lũ, sạt lở đất, giữ gìn nguồn nước ngầm,...

-Là nới sinh sống của nhiều động, thực vật quý hiếm.....

CHO MÌNH HAY NHẤT NHÉ!!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm